Trà Cung Đình Huế – Thần Dược Từ Cổ Chí Kim

(Lưu ý: Lộc Tân Cương KHÔNG BÁN sản phẩm này)

Từ xưa đến nay, trà cung đình Huế được xem là một nét văn hóa ẩm thực lâu đời ở Việt Nam ta. Không đơn thuần là một loại thức uống giúp thanh lọc, giải độc mà trà cung đình còn được xem là thần dược để phục vụ riêng cho vua chúa, hoàng hậu, các quan tướng,…trong triều đình lúc bấy giờ.

trà thảo mộc thiên nhiên

Trà cung đình Huế

Ngày nay, trà cung đình Huế đã được nhiều nghệ nhân bào chế, cho ra các loại sản phẩm để phục vụ sức khỏe cho người tiêu dùng với vô vàng tác dụng tuyệt vời…

1. Trà cung đình Huế là gì?


Trà cung đình Huế xuất phát từ thú vui uống trà & thưởng trà của các vị vua chúa thời xưa ở trong cung đình Huế. Thời đó, văn hóa này thường chỉ diễn ra trong Hoàng Cung, dành riêng cho những vị vua, quan trong triều đình còn người dân thường thì không có điều kiện để uống.

Trà cung đình Huế được bào chế theo một bí quyết riêng, nguyên liệu từ nhiều loại thảo mộc khác nhau, mỗi loại có dược tính khác nhau kết hợp tạo nên loại trà cung đình Huế.

trà cung đình Huế có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như hỗ trợ giấc ngủ giúp ngủ ngon hơn, tốt cho da, tăng cường sức đề kháng, giảm cân, loại bỏ cholesterol, thanh lọc cơ thể, mát gan...

Vốn được làm từ nhiều loại thảo mộc cho nên trà cung đình Huế có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như hỗ trợ giấc ngủ giúp ngủ ngon hơn, tốt cho da, tăng cường sức đề kháng, giảm cân, loại bỏ cholesterol, thanh lọc cơ thể, mát gan…

Ngày xưa, trà cung đình phục vụ để bồi dưỡng sức khỏe cho vua, được xem là một loại biệt dược thượng hạng. Ngày nay, trà cung đình Huế được nhiều nghệ nhân trà phân bố ra thị trường rộng rãi, không còn đắc đỏ & khó tìm nữa…ai ai cũng đều có thể thưởng thức “như một vị vua” loại trà trứ danh này hằng ngày.

Xem thêm: Tìm hiểu về văn hóa Trà Chiều

2. Thành phần trà cung đình Huế gồm những gì?


Trà được kết hợp từ nhiều loại thảo mộc như sau:

1. Atisô

Atisô đỏ (còn gọi là bụt giấm hay bụp giấm), tên khoa học là Hibiscus sabdariffa, họ bông, có nguồn gốc ở Tây Phi và được người dân bản xứ trồng nhiều để lấy lá và đài hoa làm rau chua.

Loại này (Atisô đỏ) khác hoàn toàn với loại Atisô xanh (tên khoa học là Cynara scolymus, là loại cây lá gai lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam châu Âu (quanh Địa Trung Hải) đã được người Cổ Hy Lạp và Cổ La Mã trồng để lấy hoa làm rau ăn).

Một số tác dụng của Atisô như hỗ trợ giảm cân, tăng cường hệ miễn dịch, bổ máu, tốt cho gan, hạ huyết áp, giảm cholesterol trong máu, tốt cho chức năng tiêu hóa, nhuận tràng, điều trị táo bón,…

Xem thêm: Uống Trà Atiso Cho Một Sức Khỏe Vàng

2. Hoa cúc

Hoa cúc là một loại hoa vô cùng quen thuộc, thuộc họ Cúc, có tên khoa học là Asteraceae hoặc Compositae, còn gọi là họ Hướng dương, họ Cúc tây, là một họ thực vật có hoa hai lá mầm.

Hoa cúc là một thành phần không thể thiếu có trong trà cung đình Huế với rất nhiều công dụng tuyệt vời. Theo Đông Y, hoa cúc có vị đắng, cay, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ não và ngăn ngừa suy nhược thần kinh,…

Xem thêm: Trà Hoa Cúc Và Những Tác Dụng Tuyệt Vời

3. Hoài sơn

Hoài sơn là vị thuốc được chế biến từ cây củ mài, củ mài còn có nhiều tên gọi khác nhau như củ mài, sơn dược, củ khoai mài, củ lỗ,…

Trong thời chiến tranh, hoài sơn (củ mài) được nhân dân ta sử dụng làm nguồn lương thực chính vì thực phẩm này chứa rất nhiều chất dinh dưỡng.

Không chỉ là loại lương thực bổ dưỡng, đây còn là vị thuốc bổ, được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông Y, đặc biệt là các bài thuốc bổ tỳ vị chữa tiêu hóa kém.

4. Đẳng sâm

Đẳng sâm có tên khoa học là Codonopsis pilosula, có nguồn gốc ở khu vực đông bắc châu Á và bán đảo Triều Tiên, cây mọc xung quanh các bờ suối hay các cánh rừng thưa dưới bóng các cây to. Loại cây này dạng cây bụi rặm, leo bằng cách quấn lên thân cây to khác, có lá hình tim, hoa hình chuông màu lục nhạt với 5 đầu cánh hoa cùng các gân màu tía nhạt hay vàng.

Một số công dụng của đẳng sâm là bổ khí, tỳ, phế, thận và tuyến thượng thận. Đẳng sâm giúp hồi sức, tốt cho dạ dày, giúp ăn uống ngon miệng, cơ thể mát mẻ, da dẻ hồng hào, xua tan mệt mỏi,…

5. Táo tàu (đại táo, táo đen, táo đỏ)

Táo tàu là một loại cây ăn quả có thân gỗ nhỏ. Cây có chiều cao khoảng 5 – 12 mét, phân nhiều cành mọc um tùm tỏa ra hai bên giống như một bụi rậm, trên cành có nhiều gai. Lá đơn, mọc đối so le trên các cành nhỏ, nhọn ở đầu, sớm rụng. 

Táo tàu trong trà cung đình có thể chữa tỳ vị, điều hòa khí huyết, tốt cho tim mạch, giúp ngủ ngon, chữa dị ứng, tả lỵ lâu ngày,…và vô số công dụng khác.

6. Hồng táo

Hồng táo thực chất là quả phơi khô của cây táo tàu. Hồng táo có màu đỏ cam để phân biệt với loại táo đen hay táo đỏ. 

Xem thêm: Trà Táo Đỏ Bổ Dưỡng Cho Người Sành Trà

7. Đại hồi (tai vị)

Đại hồi hay tai vị là một loài cây gia vị có mùi thơm, thu được từ vỏ của quả hình sao có nguồn gốc ở Trung Quốc và đông bắc Việt Nam.

Đại hồi cũng được sử dụng trong trà như là liệu pháp chữa đau bụng và thấp khớp, và các hạt của nó đôi khi cũng được nhai sau bữa ăn để giúp tiêu hóa.

8. Cam thảo bắc

Cam thảo bắc là cây nhỏ sống nhiều năm, có một hệ thống rễ và thân ngầm rất phát triển.

Thân ngầm dưới đất có thể đâm ngang đến 2 m. Từ thân ngầm này lại mọc lên các thân cây khác. Thân cây mọc đứng cao 0,5 – 1,5 m. Thân yếu, lá kép lông chim lẻ, có  9 – 17 lá chét hình trứng.

Hoa hình bướm, màu tím nhạt. Loài Glabra có cụm hoa dày hơn loài uralensis. Qủa loài đậu, loài glaba nhẵn và thẳng, loài uralensis thì quả cong, có lông cứng.

Khi dùng, người ta chỉ dùng rễ hoặc thân rễ phơi hoặc sấy khô.

Cam thảo bắc có nhiều tác dụng như ngăn ngừa bệnh tiểu đường, giảm lượng đường trong cơ thể, tăng hồng cầu, giảm cân, giúp mau lành vết thương,…

Các nguyên liệu thảo dược có trong trà cung đình Huế

Các nguyên liệu thảo dược có trong trà cung đình Huế

9. Hoa lài (hoa nhài)

Hoa lài còn được gọi là chi lài hay chi nhài, tên khoa học là Jasminum. Cây hoa nhài có nguồn gốc từ Ấn Độ, được trồng làm cảnh. Còn hoa thường dùng để ướp với trà hoặc để làm cho có mùi hương giúp thơm thức ăn.

Trà lài giúp xã stress, giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa cảm cúm, kháng khuẩn, điều hòa lưu thông máu,…

Xem thêm: Sản phẩm Trà Lài Tự Nhiên của Lộc Tân Cương

10. Hoa hòe

Hoa hòe là một loài thực vật họ đậu, có nguồn gốc ở khu vực Đông Á (nhiều ở Trung Quốc). Hoa hòe thường được người ta dùng để làm cây cảnh trang trí hoặc dùng làm thuốc.

Hoa hòe thường được bào chế thành thuốc giúp cầm máu, kháng viêm, hỗ trợ giảm cân, ngoài ra hoa hòe còn hỗ trợ điều trị cao huyết áp, rong kinh, tiêu chảy,…

11. Thảo quyết minh

Thảo quyết minh còn được biết với các tên gọi khác như cây muồng ngủ, cây đậu ma, quyết minh tử, có tên khoa học là Cassia tora L.

Đây là một loại thảo dược rất phổ biến ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á, Nam Á. Một số tác dụng nổi bậc là hỗ trợ điều trị mất ngủ, nhuận tràng & trị táo bón.

12. Mướp đắng (khổ qua)

Khổ qua là một loại dây leo, thuộc họ bầu bí, là loại đắng nhất trong các loại rau quả. Quả khổ qua thường được dùng chế biến các món ăn. Còn quả, dây & lá khổ qua thường đem phơi khô để làm trà, sắc thuốc uống hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh hay.

Khổ qua có tính mát, có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe như làm mát, giải độc, hạ men gan, giải nhiệt, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, bệnh về huyết áp, giảm cholesterol, ngăn ngừa một số bệnh như gout, rối loạn mỡ máu, giảm cân,…

13. Kỷ tử

Kỷ tử, tên khoa học là Fructus Lycii, còn có rất nhiều tên gọi khác như câu kỷ tử, câu khởi, khởi tử, địa cốt tử, khủ khởi hay củ khỉ.

Kỷ tử sử dụng quả chín phơi khô, quả chín có màu đỏ sẫm hoặc vàng đỏ, trong có nhiều hạt, hình thân dẹt. Được sử dụng hầu hết trong các bài thuốc Đông Y ở Trung Quốc. 

Tác dụng nổi bậc của loại này là bổ máu, sáng mắt, thải độc, trị thận hư, đau lưng, mỏi gối, di tinh, huyết trắng ra nhiều, bổ thận, sinh tinh, tăng chất lượng tinh trùng,…

14. Nụ vối

Nụ vối thường được biết đến là loại thảo dược dùng để nấu, làm trà, đây là một loại đồ uống có nguyên liệu từ nụ hoặc lá vối sau khi ủ rồi đem phơi khô hoặc có thể dùng ngay lá tươi.

Loại thức uống này thường được dùng nhiều ở các vùng quê khu vực Bắc Bộ, người dân uống nụ vối như nước chè xanh mỗi ngày.

Trong lá vối, nụ vối có chứa tanin, chất khoáng, các vitamin và có số ít tinh dầu (khoảng 4%), có hương thơm dễ chịu. Uống trà nụ vối giúp ăn ngon miệng hơn, rất tốt cho tiêu hóa, thanh lọc, giải nhiệt, lợi tiểu, giúp mau lành vết thương, vết bỏng,…

15. Tim sen

Tim sen (hay còn gọi là liên tử tâm, tâm sen), tên khoa học là Plumu Nelumbinis, là mầm xanh nằm ở chính giữa hạt sen. Được dân gian sử dụng để chế biến các loại trà thảo dược, trong đó có trà cung đình Huế và được xem là thần dược trị mất ngủ.

Theo Đông Y, tim sen giúp thanh nhiệt, kích thích tiêu hóa, hạ huyết áp, giảm stress. Đối với những người thường xuyên mất ngủ, căng thẳng, lo âu, ngủ không ngon giấc thì tim sen giúp hạ hỏa, an thần, làm cho dễ ngủ & ngủ ngon hơn. Ngoài ra, tim sen còn giúp giải cảm, say nắng, tốt cho tim mạch & cải thiện tình trạng thiếu máu,…

16. Cỏ ngọt

Cây cỏ ngọt có tên khoa học là Stevia Rebaudiana, là một loài cây thuộc họ cúc, có nguồn gốc từ châu Mỹ, được nhập giống về trồng ở Việt Nam trước năm 1990 và được trồng ở nhiều nơi trên thế giới để làm chất tạo ngọt, làm thuốc. Cỏ ngọt có độ ngọt gấp 300 lần so với đường mía.

Cỏ ngọt có công dụng làm ngọt thay đường, mật ong nên rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường & người đang trong quá trình giảm cân. Ngoài ra còn một số công dụng khác như chữa đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, tốt cho tóc, da, răng miệng,… 

Xem thêm: Trà Cỏ Ngọt – Cứu Cánh Cho Người Nghiện Ngọt

À, đây chỉ là 16 loại thành phần thảo mộc “cơ bản”, ngoài ra nhiều nghệ nhân có thể bớt đi một số loại hoặc kết hợp thêm nhiều loại thảo mộc khác nữa, bạn lưu ý những thành phần trước khi mua nhé!

3. Uống trà cung đình Huế có dễ uống không, vị như thế nào?


Trà cung đình Huế dễ uống, được kết hợp từ nhiều loại thảo dược quý nên cho ra hương rất thơm & dễ chịu. Chỉ cần ngửi một lúc, bạn sẽ cảm nhận được sự thoải mái, thư giản đầu óc đến lạ kỳ.

Trà cung đình Huế

Trà cung đình là sự kết hợp vị ngọt của cảm thảo, táo tàu, hồng táo, cỏ ngọt – vị đăng đắng của khổ qua & tim sen – thoảng qua mùi vị của kỷ tử, nụ vối – hương vị thơm mát của hoa hòe, hoa nhài, atisô, hồi…

Sự kết hợp có thể nói là hoàn hảo, tinh tế, mang đậm dấu ấn của loại trà Việt Nam nói chung & đặc sản của xứ Huế nói riêng.

Xem thêm: Sản phẩm Trà OoLong Quý Long của Lộc Tân Cương

4. Trà cung đình Huế có tác dụng gì?


Từ thuở xa xưa, tác dụng của trà cung đình Huế được biết đến như một loại thức uống đầy bổ dưỡng để phục vụ cho vua. Trà được chọn từ những nguyên liệu tốt nhất, ngon nhất, được các lương y có danh tiếng lúc bấy giờ xem xét và chọn lọc kỹ càng sau đó sắc cho vua uống với quan niệm rằng sẽ được trẻ mãi, giúp thanh nhiệt, giải độc, làm cho đầu óc nhẹ nhàng, giảm lo âu, giúp ngủ sâu & ngon giấc.

Như đã phân tích từng loại thảo dược trên, mỗi loại đều có hương vị, công dụng khác nhau & công dụng của trà cung đình Huế chính là kết tinh của những loại thảo dược trên.

Trà cung đình

Trà cung đình

Tóm lại, uống trà cung đình huế có tác dụng gì?

111451 icon4 landingpage qua tang doanh nghiep loc tan cuong 1 Giúp an thần, thư giản & ngủ ngon. Phù hợp với những người hay đau đầu, tim đập nhanh, khó ngủ, mỏi mắt.

111451 icon4 landingpage qua tang doanh nghiep loc tan cuong 1 Giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại các bệnh vặt như say nắng, cảm cúm. 

111451 icon4 landingpage qua tang doanh nghiep loc tan cuong 1 Giúp bổ khí dưỡng huyết, thích hợp với người hay bị xuất huyết chảy máu. Bổ máu, góp phần làm nhịp tim ổn định, thích hợp với người bị suy lao do tâm huyết hư, tăng cường sức khỏe.

111451 icon4 landingpage qua tang doanh nghiep loc tan cuong 1 Giúp thanh nhiệt, đào thải độc tố, giải độc gan.

111451 icon4 landingpage qua tang doanh nghiep loc tan cuong 1 Giúp giảm lượng cholesterol trong máu.

111451 icon4 landingpage qua tang doanh nghiep loc tan cuong 1 Giúp da hồng hào, làm mờ nếp nhăn, quầng thâm mắt, làm chậm tiến trình lão hóa, giảm mụn, vô cùng thích hợp đối với các chị em phụ nữ.

111451 icon4 landingpage qua tang doanh nghiep loc tan cuong 1 Đặc biệt tốt cho người già. Hỗ trợ ngăn ngừa & điều trị các bệnh thường gặp ở người lớn tuổi như cao huyết áp, tiểu đường, khó ngủ,…

111451 icon4 landingpage qua tang doanh nghiep loc tan cuong 1 Hỗ trợ điều trị bệnh gout.

111451 icon4 landingpage qua tang doanh nghiep loc tan cuong 1 Bổ thận, phù hợp với những người bị bệnh sỏi thận.

111451 icon4 landingpage qua tang doanh nghiep loc tan cuong 1 Giúp tăng cường sinh lực và các vấn đề của nam giới như gan nhiễm mỡ, mỡ máu, các chất độc từ rượu, bia & thuốc lá.

Xem thêm: Sản phẩm Trà Nõn Tôm Thái Nguyên của Lộc Tân Cương

4.1. Bà bầu uống trà cung đình huế được không?


Nhiều phụ nữ thường hỏi: “ụa, bà bầu có uống được trà cung đình huế không?”. Lời khuyên cho bạn là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ vì vấn đề uống trà thảo mộc nói chung hay trà cung đình nói riêng thì chưa có nghiên cứu chính thức nào nói về việc này cả. 

Những loại trà được làm từ thảo mộc có thể an toàn khi sử dụng một lượng nhỏ. Nhưng ngược lại, nếu nạp một lượng lớn vào cơ thể thì bất kỳ loại trà nào cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mọi người, chứ không riêng gì phụ nữ mang thai.

Thậm chí, có một số loại thực phẩm dùng để nấu ăn hằng ngày rất tốt, nhưng khi chúng được đem đi sử dụng như trà lại là một câu chuyện khác, nó có thể gây hại bất cứ lúc nào.

Một số loại thảo dược được xem không khuyến khích cho bà bầu sử dụng

Một số loại thảo dược được xem là phải “Tránh Xa” khi mang thai như sau:

Cây linh thảo, cây thiên ma, cây thiên ma xanh, cây liên mộc, dong quai, cây ma hoàng (một loại thuốc trong y học cổ truyền Trung Quốc, hiện đã bị cấm tại nước Mỹ từ năm 2004), cây tầm gửi Châu Âu, cây hải cẩu vàng (mao lương hoa vàng thuộc họ Hoàng Liên), dâm bụt, cây bạc hà đắng, rễ hồ tiêu, hoa Larbrador, sả, rễ cam thảo, ngải cứu, cây tầm ma, hoa lạc tiên, pennyroyal (một loại thảo mộc thuộc họ Hoa môi), hoa cúc La Mã, hương thảo, cây xô thơm, cây de vàng, cây cọ lùn, cỏ hương bài, dương kì thảo, yerba mate,…và còn rất nhiều loại thảo dược khác, ở đây mình chỉ liệt kê tổng hợp của một số nguồn khác. Tốt nhất nếu bạn nghi ngờ hoặc không biết rằng loại thảo dược đó có ảnh hưởng gì tới thai nhi hay không, hãy đến nhờ bác sĩ tư vấn là an toàn nhất.

Xem thêm: Tìm hiểu về Trà Rooibos (Hồng trà Nam Phi)

4.2. Uống trà cung đình Huế có giảm cân không?


Trà cung đình Huế có tác dụng giảm cân nhờ các thành phần thảo dược quý giúp hỗ trợ tiêu hóa, ngăn chặn quá trình hấp thụ chất béo vào cơ thể.

Để đạt hiểu quả tốt nhất, bạn nên uống trà cung đình trước bữa ăn từ 30 – 60 phút, quá trình này giúp bạn giảm cơn thèm ăn, không cảm thấy quá đói mà lại không bị sót ruột vì trà cung đình rất lành và dường như không có tác dụng phụ trong quá trình giảm cân.

5. Giá trà cung đình Huế bao nhiêu?


Giá bán trà cung đình Huế không cao, rơi vào khoảng từ 150.000đ đến 300.000đ / 1Kg và sẽ tùy thuộc vào nhiều loại, tùy quy cách đóng gói mà các doanh nghiệp đưa ra,…

Xem thêm: Bảng Giá 1kg Trà Bắc Bao Năm 2019 – 2020

6. Có các loại trà cung đình Huế nào?


Trà cung đình Huế cũng như nhiều loại trà khác sẽ được phân ra rất nhiều loại như trà cung đình Huế G8, trà cung đình Huế G9 & trà cung đình Huế G10. Ngoài 3 loại này ra còn có các loại như Trà Mẫu Hậu, Trà Minh Mạng, Trà Quý Phi. Bên cạnh đó để tiện dụng cho người tiêu dùng hơn, người ta còn ra thêm mẫu trà cung đình Huế dạng túi lọc nữa.

Trà cung đình Huế

Trà cung đình Huế

Vậy, Trà cung đình Huế G8, G9 hay G10 là gì? 3 Loại này có gì khác nhau?

Trà cung đình Huế G8, G9, G10 là cách gọi để phân biệt sự khác nhau giữa 3 quy cách đóng gói và sự thêm bớt thành phần trong mỗi gói trà. 

3 loại này khác nhau ở chổ:

Trà cung đình G8 được bào chế từ 26 loại thảo dược

Trà cung đình G9 cũng bao gồm các nguyên liệu từ trà G8 nhưng tỷ lệ các thảo dược quý nhiều hơn (Ví dụ như họ sẽ thêm đẳng sâm, kỷ tử,…nhiều hơn của loại G8)

Trà cung đình G10 với nguyên liệu y như 2 loại trên nhưng khối lượng nhiều hơn, lại được chia thành từng gói nhỏ vừa uống & được hút chân không nữa.

Những loại trà G8, G9, G10 này thì phù hợp với mọi gia đình & mọi lứa tuổi.

Trà cung đình Huế G8, G9, G10

Bao bì của gói Trà cung đình Huế G8, G9, G10

Còn trà Quý Phi, trà Minh Mạng hay trà Mẫu Hậu thì sao?

Trà cung đình Quý Phi là loại trà “dành riêng cho phái đẹp”, tức là chỉ phù hợp với nữ giới. Có tác dụng như giảm căng thẳng, tốt cho da, làm chậm tiến trình lão hóa, ngừa mụn, ngủ ngon, giảm béo,…

Trà cung đình Huế Minh Mạng

Bao bì của gói Trà cung đình Huế Minh Mạng

Trà cung đình Minh Mạng thì ngược lại, là dành riêng cho đấng mày râu. Với những tác dụng như ngừa nguy cơ bị bệnh gout, giải độc gan, gan nhiễm mỡ, đào thải độc tố do các thứ rượu, bia, thuốc lá, tăng cường sinh lực,…

Trà cung đình Huế Mẫu Hậu

Bao bì của gói Trà cung đình Huế Mẫu Hậu

Trà cung đình Mẫu Hậu thì lại phù hợp với người già. Những công dụng nổi bậc như ngăn ngừa cao huyết áp, tim mạch, giúp ngủ ngon, ăn ngon miệng,…

Thế có người hỏi “Trà cung đình Huế loại nào ngon”. Ở đây, vị trà cung đình mỗi loại không khác nhau nhiều, kiểu như vị Trà Dr.Thanh đóng chai mà nhiều người hay dùng. Có một số loại trà cung đình để các thành phần riêng biệt, nên khi pha bạn thích khẩu vị nào thì thêm nhiều hơn các loại khác một chút, sau đó cảm nhận và điều chỉnh là được.

Đây là cách mà người làm trà họ phân chia cho phù hợp với từng đối tượng để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất có thể. Bạn hãy chọn một loại phù hợp với mình và người thân để dùng nhé ^__^

7. Trà cung đình Huế mua ở đâu ngon?


Bạn có thể tìm đến một số thương hiệu sau để mua trà cung đình Huế, những thương hiệu sau đây được rất nhiều người đánh giá là uy tín và chất lượng, bạn có thể tham khảo…

Một số thương hiệu trà cung đình nổi tiếng

1. Trà Cung Đình Đức Phượng

2. Trà Đình Vũ Di

3. Trà Hoàng Cung Huế

4. Trà Dr.Tea

Tất nhiên là còn nhiều thương hiệu khác nữa, bạn cũng có thể tìm kiếm trên các trang thương mại điện tử lớn của Việt Nam như Tiki, Shopee hay Lazada,…để tìm mua, lưu ý cần xem nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, những cửa hàng có những bình luận, đánh giá tốt để chọn mua sản phẩm được chất lượng.

Xem thêm: Tất cả các sản phẩm trà Lộc Tân Cương

8. Cách pha trà cung đình Huế ngon đúng chuẩn


Pha trà cung đình Huế vô cùng đơn giản, cũng giống hệt như cách bạn pha trà Thái Nguyên, trà oolong hay trà lài,…bạn có thể lựa chọn cách pha uống nóng & cách pha uống lạnh.

8.1. Cách pha trà cung đình Huế nóng

 

101331 mui tten 3 Trộn đều gói trà lên

101331 mui tten 3 Cho vào ấm trà khoảng 15 – 20g trà cùng 2 – 3 quả táo

101331 mui tten 3 Rót nước sôi vào ấm một ít nước để tráng sơ rồi đổ ra, mục đích để đánh thức hương vị của trà cung đình Huế và loại bỏ phần cặn trà.

101331 mui tten 3 Sau đó, rót tiếp nước cho đầy ấm.

101331 mui tten 3 Đậy nắp hãm trong 5 – 7 phút cho các loại thảo dược tiết hết chất ra.

101331 mui tten 3 Rót ra chén và thưởng thức.

À, phần bã trà bạn cũng có thể ăn một số loại thảo dược như kỷ tử hay táo đỏ.

8.2. Cách pha trà cung đình Huế lạnh


101331 mui tten 3 Trộn đều gói trà lên

101331 mui tten 3 Cho vào nồi khoảng 30g trà cung đình đun sôi với 2 – 3 lít nước trong 5 phút

101331 mui tten 3 Sau khi đun xong, tắt bếp để nguội 

101331 mui tten 3 Đong vào chai thủy tinh rồi bỏ vào tủ lạnh, chờ lạnh và thưởng thức thôi ^__^

Lưu ý: Một ngày bạn chỉ nên dùng từ 30g – 40g trà cung đình để tránh lạm dụng trà thay nước, như vậy sẽ tốt cho sức khỏe hơn.

 

Trà cung đình Huế là một loại trà dinh dưỡng với nhiều loại thảo dược kết hợp, tạo nên một thức uống nhiều dưỡng chất & cực tốt cho sức khỏe. Ngày nay, trà cung đình Huế đã không còn đắc đỏ và khó tìm nữa, bạn có thể tìm mua ở bất kỳ nơi đâu để thưởng thức…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *