Sắp xếp:



 

Những thông tin bạn cần biết về loại Trà Thái Nguyên

 


Trà Thái Nguyên là loại trà xanh được trồng, thu hái và chế biến từ bàn tay khéo léo của những người nghệ nhân thuộc vùng đất Tân Cương, Thái Nguyên - một tỉnh thuộc miền Bắc Việt Nam ta. Trà Thái Nguyên có hương vị thơm ngon đặc trưng, vị tiền chát dịu hậu ngọt sâu làm say mê biết bao người thưởng trà.

 

1. Trà Thái Nguyên là gì?

 

Những búp trà Thái Nguyên mới hái

 

Những búp trà Thái Nguyên mới hái

 

Như mô tả ngăn ở trên thì trà Thái Nguyên là thuộc dòng trà xanh (lục trà) có cánh nhỏ, xoăn và hương thơm cốm đặc trưng, trà khi pha có màu nước vàng xanh, vị chát dịu ở đầu lưỡi và ngọt dần ở cổ họng. Trà Thái Nguyên còn được gọi theo nhiều cách khác nhau, tùy vào địa phương như là chè Thái Nguyên, trà Thái, chè bắc Thái, chè Tân Cương Thái Nguyên, trà Tân Cương,...

 

2. Quy trình sản xuất trà Thái Nguyên

 

2.1. Hái chè

 

Người dân hái chè

 

Người dân hái chè

 

Thời điểm để hái chè là vào buổi sáng sớm khi nắng chưa lên cao, khi mà nhưng giọt sương còn đọng lại trên búp chè. Quy tắc hái thường sẽ là 1 tôm 2 lá / 1 tôm 1 lá / 1 tôm hay 1 tôm 3 lá, người xưa có câu “1 tôm 2 lá, 1 cá 2 chừa”, câu này ý nói đây là quy tắc hái để cây chè vẫn đảm bảo được tái sinh và đạt chuẩn yêu cầu chế biến.

 

Khi hái không được nắm chặt mà phải vừa tay bỏ vào rổ đựng, như vậy sẽ không làm nát cánh chè. Không được hái chè quá non hoặc quá già vì khi chế biến sẽ ảnh hưởng đến hương vị chè.

 

2.2. Làm héo nhẹ

 

Sau khi hái xong, những búp chè được mang ra phơi mỏng trên nong thưa hoặc giàn lưới, mỗi nong rải từ 1,5 – 2kg, quá trình này để làm khô sương và thoát hết hơi ẩm trong quá trình vận chuyển.

 

Quy trình làm héo

 

Quy trình làm héo

 

Các nong được đặt lên giàn hoặc giá gỗ có nhiều tầng, các tầng cách nhau 15-25 cm. Cứ sau 0,5 – 1h lại đảo nhẹ chè một lần. Thời gian làm héo nhẹ từ 4 – 6h tùy theo thủy phần trong búp chè và nước trên bề mặt búp chè, đến khi chè nghe được hương thơm mùi hoa tươi thì chuyển sang quá trình diệt men.

 

Thuỷ phần của chè còn lại sau khi héo khoảng 74 – 75%. Quá trình héo được đồng đều, khối chè Thái Nguyên luôn phải đảm bảo thoáng gió, phát huy được hương thơm, tươi tự nhiên của nguyên liệu.

 

2.3. Diệt men

 

 

Diệt men hay còn gọi là giai đoạn ốp chè là quá trình nghệ nhân sẽ cho chè vào tôn quay làm cho chè mềm, mất đi phần nào mùi hăng. Bên cạnh đó giúp trà loại bỏ các thành phần men hay enzyme có trong lá trà xanh, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng oxy hóa, giúp các thành phần catechin tốt cho sức khoẻ được bảo toàn nhiều nhất có thể.

 

2.4. Vò chè

 

Vò chè

 

Vò chè

 

Diệt men xong sẽ đến công đoạn vò chè, chè được vò bằng tay loại bỏ đi những vụn chè, giai đoạn này giúp chè xoắn lại, cong, gọn, cuộn lại với nhau, làm cho cánh chè khô khi thành phẩm sẽ đẹp & đều hơn. Lưu ý thêm là chỉ được vò chè theo 1 chiều nhất định để không làm trà bị tơi và nát.

 

Thời gian vò chè dao động khoảng từ 10 phút đến 30 phút tùy theo loại chè và máy vò chè. Bên cạnh đó sàn vẩy, lọc ra những lá trà không đủ tiêu chuẩn như không xoắn hoặc bị nát ra ngoài.

 

2.5. Sao khô

 

Sau khi nhựa trà đã tiết vào nhau, tiếp đến người nghệ nhân cho trà vào tôn quay để xào khô lần 1. Sao khô là giai đoạn mang tính quyết định xem chè Thái Nguyên có ngon và cánh có đẹp hay không, nó quyết định hương vị & cả màu sắc chè khi khô.

 

Quá trình sao khô

 

Quá trình sao khô

 

Thời gian sao khô thường mất khoảng 20 phút cho 1 mẻ chè từ 1,2kg – 1,5 kg. Quá trình sao đến khi thấy cánh trà chuyển từ màu xanh tươi sang màu đen nhạt là trà đã tương đối khô. Trà sau khi được sao xong lại cho ra nong để sàn vẩy, lọc ra những lá trà không đạt tiêu chuẩn.

 

2.6. Lấy hương

 

Đây là công đoạn quan trọng nhất quyết định đến mùi thơm của chè Thái Nguyên. Tiếp tục cho chè vào tôn quay (hoặc chảo), điều chỉnh nhiệt độ hợp lý (nếu dùng chảo thì chỉnh lửa chỉ còn những đốm than để xào thì mới lên mùi hương cốm của trà và một phần giúp trà không bị ám khói. Công đoạn này cũng làm bằng tay để cảm nhận nhiệt vừa đủ).

 

2.3. Thành phẩm & đóng gói

 

Chè thành phẩm được bảo quản thủ công được cho vào túi bóng kính có độ dầy, buộc chặt miệng túi, để ở nơi khô dáo, tránh ánh nắng trực tiếp, không được để tiếp xúc trực tiếp chè với nền đất.

 

Túi hút chân không

 

Túi hút chân không

 

Khi phân phối để sử dụng, trà phải được đóng gói chuẩn trong túi PE, túi PE tráng thiếc, túi PE tráng bạc…với trọng lượng khác nhau (100g, 200g hay 500g) và được hút chân không, sau đó có thể đưa vào hộp với các chất liệu như carton, nhựa, tre, gỗ,…

 

3. Phân loại trà Thái Nguyên

 

Có thể chia trà Thái Nguyên thành 2 nhóm: Một là phân loại theo vùng trồng trà - Hai là phân theo quy cách hái.

 

3.1. Những vùng trồng trà Thái Nguyên nổi tiếng

 

Vùng chè Tân Cương

 

Tân Cương là vùng trà nổi tiếng nhất của tỉnh Thái Nguyên. Vùng trà Tân Cương là vùng bán sơn địa, vùng bao gồm có 3 xã: Xã Tân Cương, Xã Phúc Trìu, Xã Phúc Xuân. Vùng trà Tân Cương Thái Nguyên luôn cho ra những sản phẩm trà chất lượng hàng đầu. Nơi đây cũng là nguồn gốc cho sự phát triển cây chè tại tỉnh Thái Nguyên. 

 

Vùng chè Phú Lương

 

Huyện Phú Lương có thương hiệu chè nổi tiếng là chè Khe Cốc, nơi đây có diện tích trồng tuy nhỏ nhưng những năm gần đây đang được trồng với nhiều loại giống mới, phương pháp trồng và chăm sóc cũng được cải tiến đáng kể. 

 

Vùng chè Đại Từ

 

Qua nhiều năm hình thành và phát triển vùng chè này Đại Từ cũng đã đưa ra thị trường một số sản phẩm chè ngon, đặc sản như: trà xanh, trà nõn, trà ô long,…Với các quy trình trồng và sản xuất đang dần được cải tiến đây hứa hẹn sẽ là vùng chè mạnh của tỉnh Thái Nguyên trong những năm tới. 

 

Vùng chè Trại Cài

 

Vùng chè Trại Cài có khoảng 600ha trồng chè bao gồm 2 xã là Minh Lập và xã Hòa Bình, diện tích trồng ở xa Minh Lập lớn hơn khoảng 400ha. Các đồi chè ở đây đều được chăm sóc cẩn thận, phát triển đồng đều. Khu vực chế biến chè tại các gia đình được xây dựng tách riêng, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn trong sản xuất. Các sản phẩm chè tại đây cùng được sản xuất theo quy chuẩn VietGap.

 

3.2. Phân loại trà Thái Nguyên theo quy cách hái

 

Trà đinh

 

Trà đinh Thái Nguyên

 

Trà đinh Thái Nguyên

 

Hái duy nhất 1 đinh trà nhỏ xíu mới nhú để làm trà, cánh trà nhỏ li ti, cứng chắc. Trà đinh được xếp vào dòng trà đắt đỏ nhất trong các dòng trà ở Thái Nguyên.

 

Trà nõn tôm

 

Trà nõn tôm Thái Nguyên

 

Trà nõn tôm Thái Nguyên

 

Trà nõn tôm là loại trà thuộc dòng trà xanh cao cấp được hái từ những đồi trà Tân Cương Thái Nguyên chọn lọc & đạt chất lượng cao. Loại trà này thường được thu hái theo quy chuẩn 1 tôm 1 lá (1 đọt non mới nhú và 1 lá non ngay kề bên dưới).

 

Trà móc câu

 

Trà móc câu

 

Trà móc câu

 

Trà móc câu là loại trà được hái từ những búp trà non 1 tôm 2 lá (có nghĩa hái 1 đọt non nhất và 2 lá liền kề ngay phía dưới) để làm trà.

 

Trà búp

 

Trà búp

 

Trà búp

 

Trà búp Thái Nguyên là loại trà được hái nguyên 1 búp chè xanh tươi bao gồm 1 đọt trà ở trên cùng và 3 lá non liền kề phía dưới để làm trà

 

Trà tấm (Trà cám)

 

Trà tấm (Trà cám)

 

Trà tấm (Trà cám)

 

Trà cám Thái Nguyên hay còn gọi là trà tấm Thái Nguyên là loại trà được làm ra từ những đọt trà non bị gãy vụn trong quá trình sàng lọc Trà Thái Nguyên cao cấp.

 

4. Trà Thái Nguyên ngon nhất ở đâu?

 

Có rất nhiều nơi trên đất nước Việt Nam trồng trà, đặc biệt là tỉnh Thái Nguyên, mỗi nơi sẽ cho ra hương vị trà khác nhau tùy theo chất đất và khí hậu từng vùng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nhận định, trà Thái Nguyên ngon nhất phải kể đến đó chính là vùng Tân Cương thuộc tỉnh Thái Nguyên.

 

Tại Tân Cương hội tụ đầy đủ tất cả tinh hoa từ chất đất cho đến khí trời, chính vì thế mà trà nơi đây cũng cho ra chất lượng ngon nhất. Bởi lẻ vậy mà nhiều thực khách khi tìm đến Trà Thái Nguyên đều phải nhắc đến trà Tân Cương để tìm mua bằng được.

 

5. Đặc điểm của trà thái nguyên ngon

 

Trà Thái Nguyên ngon sẽ sở hữu các đặc trưng dưới đây:

 

Cánh trà: Cánh trà Thái Nguyên sau khi chế biến sẽ có hình dáng xoăn chắc, cong như chiếc lưỡi câu, có màu đen bạc (có màu bạc là do một số búp trà non sau khi chế biến vẫn còn giữ lại được lớp lông mao trắng, những búp trà như thế sẽ chứa hàm lượng dinh dưỡng cao). Búp trà to hay nhỏ sẽ tùy vào nguyên liệu khi thu hái (1 tôm + 1 lá hoặc 1 tôm + 2, 3 lá non). Cánh trà đạt chuẩn khi sờ vào sẽ cảm nhận được độ khô và độ giòn rôm rốp khi bóp nát.

 

Trà nõn tôm Lộc Tân Cương. Cánh trà nhỏ săn chắc, nước sau khi pha có màu vàng xanh cốm đẹp mắt, sánh trong, hương thơm cốm đặc trưng của dòng trà Thái Nguyên, vị chát dịu êm hậu ngọt sâu lắng

 

Trà nõn tôm Lộc Tân Cương. Cánh trà nhỏ săn chắc, nước sau khi pha có màu vàng xanh cốm đẹp mắt, sánh trong, hương thơm cốm đặc trưng của dòng trà Thái Nguyên, vị chát dịu êm hậu ngọt sâu lắng

 

Màu sắc nước sau khi pha: Trà Thái Nguyên đúng chuẩn sau pha sẽ cho ra màu nước vàng xanh (màu xanh cốm non), nước trong và sánh.

 

Hương trà Thái Nguyên: Trà Thái Nguyên có hương thơm cốm non dễ chịu, không gắt, dịu nhẹ và thanh mát.

 

Vị trà Thái Nguyên: Trà khi uống có vị chát dịu nhẹ ở đầu lưỡi và vị hậu ngọt dịu lan tỏa khắp cả khoang miệng rồi đọng lại thật lâu ở cổ họng.

 

Trà Thái Nguyên khi sở hữu những đặc điểm trên thì được xem là trà ngon, chuẩn vị trà đặc sản. Trà xanh Thái Nguyên được đánh giá là loại trà ngon nổi tiếng bậc nhất Việt Nam, không chỉ là thức uống giàu dinh dưỡng mà còn là một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của nước ta.

 

6. Lịch sử vùng trà Thái Nguyên

 

"Thoang thoảng hương cốm bay

Búp xanh non như ngọc

Chè Thái nguyên ngọt giọng

Ấm lòng khách tri âm"

 

Nếu được một lần đặt chân lên miền núi phía Bắc, thì bạn không nên bỏ lỡ một chuyến tham quan vùng trà Thái Nguyên, vùng đất trải dài với những nương trồng chè bao la, bát ngát và xanh mướt. Khi đi qua những cánh đồng bất tận ta bắt gặp những nghệ nhân đang lom khom hái trà, thoang thoảng hương cốm phảng phất hòa quyện trong làng gió dịu mát.

 

Đồi chè Tân Cương Thái Nguyên

 

Đồi chè Tân Cương Thái Nguyên

 

Ở Việt Nam thì không có nhiều tài liệu ghi nhận về sự phát triển của văn hoá trà của nước ta. Nhưng theo Văn Minh Trà Việt viết bởi tác giả Trịnh Quang Dũng, thì không ai khác đó là mẫu nhi thiên hạ – vợ của vua Hùng, người đã dạy cho người dân cách tìm kiếm và thuần hoá những cây trà hoang đem về để trồng. Tuy đây chỉ là truyền thuyết nhưng phần nào cũng góp phần vào nhận định của một số chuyên gia là cây trà vườn xuất hiện đầu tiên ở Phú Thọ và Phú Thọ cũng chính là quê hương của cây trà Thái Nguyên.

 

Theo tương truyền người đã có công mang giống trà đầu tiên từ vùng Phú Thọ về Thái Nguyên để trồng là ông Vũ Văn Hiệt (ông Đội Năm) (1883 - 1945). Như được ghi lại ông đã cống hiến nhiều trong thời kì đó cho đất nước nên ông được giao quyền cai quản đất ở vùng Tân Cương (xã Tân Cương, TP Thái Nguyên ngày nay) để ông khai phá. Sau nhiều năm, nghề trồng trà lan rộng và phát triển phồn thịnh, phát triển nhanh chóng ở vùng đất này, giúp cho nền kinh tế ngày càng vượt trội. Cho đến ngày nay thì vẫn là một hình thức phát triển kinh tế từ khi cha ông để lại mãi cho đời sau, được người dân đúc kết, học hỏi và luôn đổi mới hàng ngày. 

 

Ông Đội Năm - Ông tổ chè Thái Nguyên

 

Ông Đội Năm - Ông tổ chè Thái Nguyên

 

Vùng trà Thái Nguyên lại có điều kiện tự nhiên và đất trồng trọt rất tốt tạo điều kiện cho cây trà phát triển và làm tiền đề quảng bá sản phẩm không chỉ trong nước mà còn lan rộng ra thế giới. Trải qua hàng trăm năm, vị thế của trà Thái Nguyên đã thực sự đạt được lòng tin và có chỗ đứng trong sự lựa chọn của hầu hết người tiêu dùng.

 

7. Tác dụng của Trà Thái Nguyên

 

Trong trà xanh thái nguyên có chứa hơn 500 thành phần dinh dưỡng có lợi, trong đó:

 

Hàm lượng phenol: chiếm 20 - 30% (là một loại oxi tự do phổ biến nhất của hợp chất, có tác dụng giảm lượng mỡ trong máu, giảm huyết áp, giảm lượng đường trong máu, phòng trừ lão hóa, chống phóng xạ, diệt khuẩn, tiêu đờm).

 

Hàm lượng chất lipopolysacchrides trong lá trà vào khoảng 3%, nó có thể làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể và còn có tác dụng cải thiện chức năng tạo máu, chống phóng xạ, trị những bệnh liên quan đến phóng xạ.

 

25 loại axit amin trong đó có isoleucine, leucine, lysine, phenylalanine, threonine, axit methyl butyric là sáu trong tám loại axit amin cần thiết cho cơ thể.

 

Hơn 30 loại nguyên tố đại lượng khác gồm chất đạm, natri, kali, canxi, photpho, magie, lưu huỳnh, nhôm, sắt, clo; Nguyên tố vi lượng gồm đồng, mangan, kẽm, borum, silic, molypden, coban, iot, flo, selen, crom, thiếc v.v đều là những nguyên tố cần thiết cho cơ thể.

 

Hàm lượng vitamin B có khoảng 100-150 ppm và khoảng 10-20 mg lactoflavin (vitamin B2). Hàm lượng axit folic (vitamin B11) rất cao, vào khoảng 0,5-0, 7 ppm.

 

Hàm lượng vitamin C có trong lá trà cũng rất cao có thể đạt tới 0,5%, có tác dụng phòng tránh bệnh xấu máu, tăng sức đề kháng cho cơ thể, thúc đẩy quá trình làm liền vết thương.

 

Hàm lượng vitamin E (tocopherols) trong lá trà chiếm từ 300-800 ppm trọng lượng tịnh của lá trà, vitamin E là một loại thuốc chống oxi hóa, có thể ngăn trở quá trình oxi hóa của chất béo trong cơ thể, vì thể nó có công dụng trong việc chống lão hóa.

 

Hàm lượng vitamin K có trong lá trà cũng rất cao, mỗi ngày uống năm cốc trà có thể đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Vitamin K có thể thúc đẩy gan hợp thành chất làm đông máu.

 

Ngoài ra, trong lá trà còn chứa thành phần có lợi như EGCG có khả năng chống lại các gốc tự do mạnh nhất và có năng chống ung thư cao.

 

Những công dụng nổi bậc của trà Thái Nguyên bao gồm:

 

1. Ngăn ngừa bệnh ung thư

 

2. Giảm cân, ngăn ngừa béo phì

 

3. Ngăn ngừa và giảm thiểu bệnh tiểu đường

 

4. Ngăn ngừa bệnh cao huyết áp

 

6. Hỗ trợ điều trị các bệnh tim mạch

 

7. Chống lão hóa

 

8. Ngăn ngừa các bệnh về răng miệng: sâu răng, viêm nướu, hôi miệng,...

 

9. Tăng khả năng sinh sản

 

10. Giảm stress, tăng tinh thần

 

11. Tăng cường sức đề kháng

 

12. Giảm mỡ máu, gan nhiễm mỡ

 

8. Cách pha trà Thái Nguyên ngon

 

 

Video hướng dẫn pha trà nõn tôm của Lộc Tân Cương, bạn có thể xem thêm các video pha trà Thái Nguyên khác tại đây.

 

Bước 1: Chuẩn bị trà, dụng cụ pha trà và nước sôi.

 

Bước 2: Vệ sinh ấm chén và dụng cụ trà bằng cách tráng qua nước sôi 100 độ C.

 

Bước 3: Cho 8gr trà vào ấm, châm tiếp nước sôi nhiệt độ từ 80 - 85 độ C ngập mặt trà sau đó rót ra ngay. Nhằm tráng sạch bụi trà và đánh thức cánh trà dậy hương hơn.

 

Bước 4: Châm tiếp 200ml nước sôi 80 - 85 độ C và hãm trà trong vòng 20 - 25 giây. Lưu ý: không nên châm nước nhiệt độ cao sẽ làm cháy trà và nước trà dễ bị chát.

 

Bước 5: Rót trà ra và thưởng thức.

 

9. Những sai lầm khi uống trà Thái Nguyên

 

Không uống trà Thái Nguyên khi bụng đói

 

 

Uống trà Thái Nguyên khi đói khiến chức năng của thận hoạt động quá mức dẫn đến các triệu chứng như tiểu rắt, chóng mặt, tim đập nhanh, chân run, kích thích niêm mạc của dạ dày, ức chế hoạt động tiết của túi mật khiến bạn cảm giác khó chịu, buồn nôn mà người ta gọi đó là say trà.

 

Không nên uống trà Thái Nguyên vào buổi sáng sớm nếu chưa ăn sáng

 

Uống vào lúc sáng sớm dễ làm cơ thể bạn mất nước nhiều hơn, có trường hợp còn gây ra triệu chứng chuột rút.

 

Không nên uống trà Thái Nguyên quá đậm

 

Trà có chứa caffein, tannin và theophylline là những chất có tính kích thích mạnh, dễ xảy ra các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, về lâu lại gây ra các bệnh lý nguy hiểm.

 

Uống trà Thái Nguyên sau khi ăn 30 phút là tốt nhất

 

Uống trà Thái Nguyên ngay khi ăn sẽ làm loãng dịch vị tiêu hóa trong dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, chất tannin trong trà khi gặp thức ăn sẽ tạo nên những hợp chất khó tiêu, tăng nguy cơ táo bón và tích trữ các chất có hại cho sức khỏe. Do đó, bạn nên dùng trà sau bữa ăn ít nhất là 30 phút để không làm hại sức khỏe.

 

Không nên uống trà Thái Nguyên vào buổi tối trước khi đi ngủ

 

Trà xanh Thái Nguyên chứa hàm lượng caffein khá cao, khi uống sẽ kích thích thần kinh làm cho tinh thần hưng phấn làm bạn dễ bị mất ngủ.

 

Không nên uống trà Thái Nguyên pha đi pha lại nhiều lần

 

Nếu pha đi pha lại nhiều lần, trà bị biến chất sẽ sản sinh ra các chất độc hại đối với sức khỏe.

 

Không uống trà Thái Nguyên để qua đêm

 

Các chuyên gia sức khỏe đã nghiên cứu và kết luận rằng trà để qua đêm sẽ mất các vitamin và dinh dưỡng vốn có của nó. Trà để lâu cũng sẽ chuyển sang giai đoạn oxy hóa polyphenol, các chất thơm trong trà sản sinh ra các chất độc hại.

 

Không uống trà Thái Nguyên khi dùng thuốc

 

Theo các chuyên gia Trung Quốc, trong lá trà có chứa tannin, theophylline là những chất gây phản ứng hóa học với một số loại thuốc, làm hạn chế hiệu quả mà thuốc mang lại.

 

Uống trà Thái Nguyên khi mắc các bệnh sau

 

Tuyệt đối không uống trà Thái Nguyên với những bệnh nhân bị loét dạ dày, người bị mất ngủ hoặc suy nhược thần kinh, người mắc chứng loạn nhịp tim, người thiếu máu, người bệnh gan, người bị sỏi đường tiết niệu, người thiếu canxi và loãng xương, người bị táo bón, người bị bệnh tim và cao huyết áp…

 

Phụ nữ mang thai và cho con bú nếu uống trà Thái Nguyên nên tham khảo ý kiến của bác sĩ

 

Chất caffeine sẽ kích thích quá mức não bộ còn rất non nớt của thai nhi và trẻ nhỏ. Hơn thế, một số chất trong trà sẽ giảm sinh sữa.

 

Không uống trà khi bị sốt:

 

Trong trà có một chất gọi là muối chè dễ làm tăng nhiệt độ cơ thể.

 

Không nhai và nuốt lá trà:

 

Trong trà có một chất không tan trong nước, nhưng ở nhiệt độ cao sẽ tạo nên một số chất gây ung thư như benzopyrene, vì thế nếu nhai nuốt trực tiếp sẽ gây hại cho cơ thể, lâu ngày dễ sinh ra ung thư.

 

Sau khi ăn thịt dê, thịt chó không nên uống trà ngay:

 

Thịt dê, thịt chó là loại sản phẩm giàu đạm, còn trong lá chè có nhiều axít tannic. Nếu sau khi ăn thịt dê, thịt chó lại uống nước trà ngay, axít tannic sẽ kết hợp với protein thành tannalbin, đây là chất có tác dụng giữ nước, làm giảm nhu động ruột, không có lợi cho đại tiện, thậm chí bị táo bón, chất độc trong phân bị cơ thể hấp thu, có hại cho sức khỏe.

 

Không nên pha trà bằng bình, chén kim loại vì chất tannic acid trong trà có thể làm rỉ kim loại và hỗn hợp với kim loại gây hại cho người uống.

 

Không đun hoặc hãm trà ở nhiệt độ cao:

 

Khi nhiệt độ quá cao sẽ làm chất tanin trong trà bị hòa tan trong nước nhiều, chất dầu thơm bị bốc hơi, đồng thời vitamin C, cũng như các dưỡng chất khác bị phân hủy, gây hại cho sức khỏe. 

 

10. Phân tích sự khác nhau giữa các mùa vụ trà Thái Nguyên

 

So sánh trà Thái Nguyên qua các mùa vụ

 

So sánh trà Thái Nguyên qua các mùa vụ

 

Với khí hậu chia mùa rõ rệt đặc trưng của thời tiết Bắc Bộ, có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Trà ngon hay dở không chỉ phụ thuộc vào cách chế biến mà vấn đề thời tiết ảnh hưởng cũng bị ảnh hưởng rất nhiều tới hương & vị trà. Bởi vậy, hương vị trà tháng 7 tháng 8 sẽ khác trà tháng 1 tháng 2 hay của tháng 11 tháng 12 là vậy.

 

Trà vụ xuân

 

Đặc điểm của mùa xuân là thời tiết ấm áp, là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, cây phát triển tốt và cây trà cũng vậy. Thời tiết bắt đầu sang xuân những búp trà non cũng dần mọc xanh non đến một khoảng thời gian nhất định người nông dân sẽ thu đợt trà của vụ xuân.


Trà mùa này có hương rất thơm, vị chát rất dịu, hậu ngọt nhiều và rất béo trà hay còn gọi là ngậy ngậy bùi bùi của trà, nước trà xanh nhiều, đây được đánh giá là vụ trà ngon nhất trong năm, phù hợp với người thích uống trà có vị dịu nhẹ, ngọt mà thơm nhiều. (Do trà được ngủ đông một thời gian, mùa xuân có mưa xuân nhẹ nhẹ, không nắng, trời mát mẻ, cây đâm chồi nảy lộc mập mạp)

 

Trà vụ hè

 

Từ xuân chuyển sang hạ thời tiết có sự thay đổi rõ rệt. Vào hạ nhiệt độ của các tỉnh miền bắc khoảng 30 – 38 độ C oi bức, nguồn nước cũng khan hiếm hơn gây nhiều khó khăn trong việc tưới tiêu cho các loại cây trồng và cây trà cũng không nằm ngoại lệ. Điều này cũng ảnh hưởng đến hương vị của trà rất nhiều. Mùa này lá trà nhỏ và cứng hơn. Do nhiệt độ cao và nguồn nước ít nên cây trà chậm phát triển, sản lượng trà ít, và thậm chí do khô hạn cây trà có thể bị chết hạn. 

 

Trà mùa này có nhiều vị chát hơn so với mùa xuân, trà vẫn rất thơm, hậu ngọt nhưng giảm vị ngậy so với trà xuân, nước trà hơi ngả xanh vàng, phù hợp cho người có gu trà đậm (Vì mùa hè nắng nhiều và không mưa, làm cho trà bị đậm đà hơn), Lộc Tân Cương ít khi làm trà hè.

 

Trà vụ thu

 

Mùa thu là sự chuyển giao của thời tiết từ hạ sang thu, vẫn có ánh nắng chói chang nhưng tiết trời lại mát mẻ dễ chịu hơn mùa hè rất nhiều. Mùa cây cối thay cho mình chiếc áo mới. Với thời tiết ôn hòa của gió heo may và cái nắng vàng dịu dàng, làm đất trời đẹp hơn, con người, cây cối cũng thoái mái hơn.

 

Cây trà vẫn phát triển đều, người dân vẫn thu hoạch trà đúng theo định kì tiêu chuẩn đã đề ra. Trà mùa này thơm vừa phải, thơm kém hơn trà vụ xuân (nhưng vẫn thơm), vị trà chát nhiều hơn so với vụ xuân, có hậu ngọt đượm nhưng độ ngậy béo của trà ít hơn so với vụ xuân, nhưng cũng được cho vào mùa vụ trà đậm đà, ngon (phù hợp với người có gu trà đậm), ngoại hình trà có sự thay đổi: cánh trà cứng hơn và nhìn to hơn, những loại trà rẻ có nhiều lá vàng hơn.

 

Trà vụ đông

 

Ai cũng biết màu đông của miền Bắc thường rất lạnh, mỗi khi có gió mùa đông bắc tràn về là mọi người đều cảm nhận được cái giá lạnh của mùa đông. Nhiệt độ xuống thấp, sương muối nhiều, mưa phùn làm cho cây cối cũng chậm phát triển hơn. Và thậm chí có nhiều cây trà bị chết nếu gặp phải đợt nhiệt độ xuống quá thấp kéo dài kèm theo sương muối. Chính vì vậy thời gian để thu được một mẻ trà thường lâu hơn so với các mùa khác trong năm, sản lượng cũng giảm. Mùa đông trà thường đậm đà hơn nhưng luôn giữ được hương cũng như vị nguyên thủy của trà bắc “tiền chát hậu ngọt”.

 

Trà mỗi mùa sẽ có chút hương vị đậm đà khác nhau. Khẩu vị uống trà của mỗi người cũng khác nhau có người thích vị chát đậm của mùa hạ, mùa đông, hoặc ai thích vị nhẹ thì lại thích trà vụ xuân, vụ thu. Với trà mỗi mùa khi thưởng thức sẽ cho bạn cảm nhận riêng nét đặc trưng riêng.

 

Nhìn chung trà Thái Nguyên của các mùa đều giữ được hương vị tinh túy, đặc trưng vốn có từ xưa đến nay của trà Bắc.

 

11. Phân biệt trà Thái Nguyên sạch với trà bẩn

 

Tìm hiểu cách phân biệt trà Thái Nguyên sạch với trà Thái Nguyên bẩn để tránh mua lầm & ảnh hưởng đến sức khỏe

 

Tìm hiểu cách phân biệt trà Thái Nguyên sạch với trà Thái Nguyên bẩn để tránh mua lầm & ảnh hưởng đến sức khỏe

 

Trà sạch Trà bẩn
Trước khi pha (cánh, hương) Đều màu, cánh cong, xanh, có hương chè tự nhiên  Màu không đồng đều, canh trà cứng, không có hương chè hoặc có mùi hắc, mốc
Sau khi pha (nước, bã) Màu nước, xanh, trong, ít cặn màu tự nhiên ánh vàng, sờ vào bã chè sẽ không có sạn Màu nước vàng đục, nhiều cặn, bã chè có nhớt và sạn
Bao bì, nhãn mác Đóng vào túi hút chân không, có nhãn hiệu rõ ràng, nguồn gốc xuất xứ, mã số thuế, số điện thoại, địa chỉ,… Có hoặc không đóng vào túi hút chân không, Không ghi rõ địa chỉ, nơi sản xuất, không có mã số thuế, bao bì chỉ có tên sản phẩm
Giá Giá thành phù hợp theo thị trường Giá rất rẻ

 

Cảm ơn bạn đã xem bài viết. Hy vọng Lộc Tân Cương có thể mang lại nhiều kiến thức hơn cho khách hàng. Mời bạn xem qua những sản phẩm trà Thái Nguyên của chúng tôi ở trên.


Hiển thị 1 - 39 / 105 kết quả