Hiển thị 1–12 của 29 kết quả


Những thông tin bạn cần biết về Trà Tân Cương Thái Nguyên

Trà Thái Nguyên là loại trà xanh được trồng, thu hái và chế biến từ bàn tay khéo léo của những người nghệ nhân thuộc vùng đất Tân Cương, Thái Nguyên - một tỉnh thuộc miền Bắc Việt Nam ta. Trà Thái Nguyên có hương vị thơm ngon đặc trưng, vị tiền chát dịu, hậu ngọt sâu làm say mê biết bao người thưởng trà.

Trà Thái Nguyên hiện nay thường phân ra thành 4 dòng chính là: Trà Búp, Trà Móc Câu, Trà Nõn Tôm và Trà Đinh. Trong 4 dòng này lại có nhiều dòng nhỏ và có tên gọi khác nhau. Hiện nay Trà Thái Nguyên có rất nhiều nhà sản xuất khác nhau, mỗi nhà sản xuất có vùng nguyên liệu riêng và bí quyết sản xuất khác nhau nên hương vị cũng khác nhau rất nhiều, chính vì vậy thị trường Trà Thái Nguyên hiện nay ngày càng phong phú, người tiêu dùng có nhiều cơ hội để thưởng thức được nhiều hương vị trà Tân Cương Thái Nguyên khác nhau, nhưng nhược điểm là vì có quá nhiều loại nên người tiêu dùng rất khó để mua được loại trà Thái Nguyên hợp khẩu vị của bản thân, chỉ có cách duy nhất là thử mỗi nơi một ít trước khi mua nhiều để dùng hàng ngày.

Dưới đây là Video so sánh 5 loại Trà Thái Nguyên của Lộc tân Cương, mọi người có thể tham khảo để có thể tự so sánh mỗi loại trước khi dùng thử.

Video So sánh 5 loại Trà Thái Nguyên

1. Trà Thái Nguyên là gì?

Như mô tả ngắn ở trên, thì trà Thái Nguyên được thu hái búp trà vùng nguyên liệu thuộc tỉnh Thái Nguyên thường là dòng trà xanh (lục trà) có cánh nhỏ, xoăn, màu bạc xám đen và hương thơm cốm đặc trưng, trà khi pha có màu nước vàng xanh, vị chát dịu ở đầu lưỡi và ngọt dần ở cổ họng. Trà Thái Nguyên còn được gọi theo nhiều cách khác nhau, tùy vào địa phương, như chè Thái Nguyên, trà Thái, chè Bắc Thái, chè Tân Cương Thái Nguyên, trà Tân Cương, trà mộc, người dân phía miền Nam còn hay gọi là trà Bắc.

Hình ảnh ngoại hình Trà Thái Nguyên loại được hái búp non, được xếp vào dòng Trà Thái Nguyên Cao Cấp

Nước trà Móc Câu Thái Nguyên

Trà Thái Nguyên có hương cốm non rất thơm, vị chát dịu hậu ngọt sâu rất ngon

2. Quy trình sản xuất trà Thái Nguyên

Trà Thái Nguyên có thơm ngon hay không phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và khả năng sản xuất của mỗi tổ chức hay cá nhân, hiện nay có rất nhiều người tham gia sản xuất trà nhưng người sản xuất đạt được tay nghề cao thì không nhiều, nhưng với tinh thần học hỏi không ngừng trong nghành nghề, Lộc Tân Cương hy vọng ngày càng có nhiều nghệ nhân hơn để sản phẩm Trà Thái Nguyên Việt Nam được vươn xa để sánh ngang cùng các sản phẩm trà trên Thế Giới.

Dưới đây là các công đoạn sản xuất Trà Thái Nguyên hiện nay.

2.1. Hái chè

Việc hái chè vô cùng quan trọng vì trà có ngon và có ngoại hình đẹp hay không phụ thuộc một phần vào cách hái chè. Người hái phải sử dụng bàn tay quen việc để tuyển chọn từng búp trà non theo tiêu chuẩn mà nhà máy đưa ra, nếu hái Trà Đinh thì phải tuyển chọn những mầm trà nhỏ trên cây, không được lẫn nhiều lá lớn bên dưới, còn nếu hái để sản xuất trà Móc Câu thì phải hái đúng 1 mầm nhỏ và 2 lá liền kề bên dưới chứ không được hái thêm lá thứ 3. Việc hái trà dễ dàng nhất là hái dòng trà búp, bà con được hái những búp to có nhiều lá bên dưới để làm trà mà không phải chọn lọc kỹ như những loại trà cao cấp. Nếu việc hái trà cao cấp mà ẩu thì khi làm ra sản phẩm trà hương thơm không đạt và vị trà cũng bị ảnh hưởng nhiều, đặc biệt ngoại hình của trà cũng thô và xấu khi hái trà không cẩn thận, bởi vậy việc hái trà là công đoạn đầu tiên và vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất trà Thái Nguyên.

Du lịch đồi trà Tân Cương Thái Nguyên

Bà con đang hái búp chè khi chè đến lứa hái

Thời điểm để hái chè là vào buổi sáng sớm khi nắng chưa lên cao, khi mà nhưng giọt sương còn đọng lại trên búp chè. Quy tắc hái thường sẽ là 1 tôm 2 lá / 1 tôm 1 lá / 1 tôm hay 1 tôm 3 lá, người xưa có câu “1 tôm 2 lá, 1 cá 2 chừa”, câu này ý nói đây là quy tắc hái để cây chè vẫn đảm bảo được tái sinh và đạt chuẩn yêu cầu chế biến.

Khi hái không được nắm chặt mà phải vừa tay bỏ vào rổ đựng, như vậy sẽ không làm nát cánh chè. Không được hái chè quá non hoặc quá già vì khi chế biến sẽ ảnh hưởng đến hương vị chè.

2.2. Làm héo nhẹ

Sau khi hái xong, những búp chè được mang ra phơi mỏng trên nong thưa hoặc giàn lưới, mỗi nong rải từ 1,5 – 2kg, quá trình này để làm khô sương và thoát hết hơi ẩm có sẵn trong búp trà, nhằm đảm bảo được hương, vị màu nước của trà được như ý muốn.

Quy trình làm héo búp chè

Các nong được đặt lên giàn hoặc giá gỗ có nhiều tầng, các tầng cách nhau 15-25 cm. Cứ sau 0,5 – 1h lại đảo nhẹ chè một lần. Thời gian làm héo nhẹ từ 4 – 5 h tùy theo thủy phần trong búp chè và nước trên bề mặt búp chè, đến khi chè nghe được hương thơm mùi hoa tươi thì chuyển sang quá trình diệt men.

Thuỷ phần của chè còn lại sau khi héo khoảng 74 – 75%. Quá trình héo được đồng đều, khối chè Thái Nguyên luôn phải đảm bảo thoáng gió, phát huy được hương thơm, tươi tự nhiên của nguyên liệu.

2.3. Diệt men

Diệt men hay còn gọi là giai đoạn ốp chè là quá trình nghệ nhân sẽ cho chè vào tôn quay làm cho chè mềm, mất đi phần nào mùi hăng. Bên cạnh đó giúp trà loại bỏ các thành phần men hay enzyme có trong lá trà xanh, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng oxy hóa, giúp các thành phần catechin tốt cho sức khoẻ được bảo toàn nhiều nhất có thể.

Công nhân đang canh máy diệt men trà

2.4. Vò chè

Diệt men xong sẽ đến công đoạn vò chè, ngày xưa khi chưa có máy móc hỗ trợ, chè được vò thủ công bằng tay, ngày nay công nghệ khoa học phát triển nên có máy móc hỗ trợ, việc vò trà bằng máy hiệu quả hơn nhiều, giúp rút ngắn thời gian sản xuất và chè có hương và ngoại hình tốt hơn khi được vò bằng máy (do sức người có hạn nên việc vò tay không hiệu quả nhiều như hiện nay). Giai đoạn này làm cho búp chè cọ sát vào nhau nhằm vỡ các cấu trúc enzyme có sẵn trong búp chè thúc đẩy hương thơm có sẵn trong lá, giúp chè thơm hơn và vị trà được đậm đà hơn. Quá trình vò trà không được quá ít hay quá nhiều. Tùy vào mỗi dòng trà khác nhau việc vò trà sẽ kéo dài từ 60 - 90 phút để đảm bảo trà không bị biến đổi chất quá nhiều, bởi vậy công đoạn vò chè cũng vô cùng quan trọng trong cả quá trình sản xuất trà.

Quá trình vò chè

2.5. Sao khô

Sau khi vò chè xong, nhựa chè đã tiết ra, tiếp đến người nghệ nhân cho trà vào tôn quay để xào khô lần 1. Sao khô là giai đoạn mang tính quyết định xem trà Thái Nguyên có ngon và cánh có đẹp hay không, nó quyết định hương vị & cả màu sắc chè khi khô.

Quá trình sao khô chè vô cùng quan trọng, phải thật sự chú ý canh nhiệt độ sao chè để không quá cao cũng không quá thấp, việc sao phải đều lửa và đều tay, phải thử độ khôn của chè liên tục để chè sao vừa tới, nếu sao quá tay chè sẽ bị đỏ nước và mất hương, sao chưa tới chè cũng bị ô xy hóa nhanh và cũng bị đỏ nước và mất hương dần trong quá trình dự trữ thành phẩm trong kho.

Sao trà Lộc Tân Cương

Quá trình sao khô trong tôn quay sao trà

Thời gian sao khô thường mất khoảng 20 - 30 phút cho 1 mẻ chè từ 1,2kg – 1,5kg. Quá trình sao đến khi thấy cánh trà chuyển từ màu xanh tươi sang màu đen nhạt là trà đã tương đối khô. Trà sau khi được sao xong lại cho ra nong để sàn sẩy, lọc bỏ vụn trà và lá trà không đạt tiêu chuẩn, Những búp trà đạt chất lượng sẽ được đóng gói và ghi chú là "Trà Bán Thành Phẩm" sẽ được cất vào kho lạnh để chuẩn bị cho đợt sản xuất cuối cùng là: Lên Hương Trà.

2.6. Lấy hương hay còn gọi là lên hương trà

Những mẻ trà sấy khô xong sẽ được đưa vào kho lạnh để dự trữ, đến khi bán ra mới bỏ trà bán thành phẩm để đánh hương hay còn gọi là lên hương, việc lên hương này hoàn toàn làm tự nhiên bằng nhiệt độ. Tại Lộc Tân Cương hiện nay vẫn sử dụng tôn quay bằng củi để giữ lại được hương vị trà truyền thống.

Việc lên hương đòi hỏi người lên hương phải liên tục chỉnh nhiệt độ của bếp lửa sao cho đều lửa, độ nóng của lò vừa phải, đều tay và phải thử liên tục bằng đôi bàn tay nhuần nhuyễn, nếu lên hương chưa tới thì trà sẽ có hương hơi ngái và ngang ngang, trà nhanh bị đỏ nước sau khi pha, không bảo quản được lâu, lên hương quá tay thì trà bị cháy, biến đổi hương, mất vị béo có sẵn của trà.

Bởi vậy, việc lên hương rất khó khăn và phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề, độ cảm nhận tinh tế của nghệ nhân. Hiện nay rất nhiều người làm trà nhưng ít người lên hương trà thành công.

Việc lên hương vô cùng quan trọng, nếu sểnh tay thì tất cả bao nhiêu công đoạn trước coi như vứt bỏ.

2.3. Thành phẩm & đóng gói

Việc đóng gói trà nhằm để trà được bảo quản tốt hơn trong thời gian dài mà không bị xuống hương vị. Cho đến nay việc bảo quản tốt nhất vẫn là trà được hút chân không bằng túi thiếc có tráng bạc bên trong (khi bên trong gói trà không còn không khí, trà sẽ không bị oxy hóa, không bị ẩm giúp hương của trà được giữ nguyên vẹn và vị trà không bị biến đổi trong thời gian 1-2 năm.

Hiện nay có rất nhiều loại kích thước túi hút chân không khác nhau, từ túi 10gr cho đến 20kg để phù hợp với mỗi mục đích sử dụng khác nhau, rất thuận tiện.

Túi trà hút chân không 100gr

Túi trà hút chân không 10gr thuận tiện pha từng ấm một

Còn các cách thức bảo quản khác như đóng vào túi nilon, và đưa vào hũ thủy tinh, hũ gỗ đều không được lâu dài vì vẫn còn không khí và trà sẽ tiếp tục quá trình oxy hóa làm biến đổi chất lượng của trà theo năm tháng (việc trà tiếp xúc với không khí rồi cần sử dụng hết trong vòng 1 tháng trở lại) để tránh trà bị xuống hương vị.

3. Phân loại trà Thái Nguyên

Hiện nay Trà Thái Nguyên trên thị trường có rất nhiều loại, do khác nhau về vùng nguyên liệu và quy cách hái trà non hay già, cách sản xuất để mà phân loại. Riêng tại Lộc Tân Cương thì vùng nguyên liệu chính là Xã Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên nên sẽ phân loại theo cách hái trà và vườn trà. Thường những vườn trà có chất đất tốt sẽ cho loại trà ngon thì hái nhỏ để làm dòng cao cấp, vườn trà chất đất kém hơn sẽ hái búp to để làm trà phổ thông

3.1. Những vùng trồng trà Thái Nguyên nổi tiếng hiện nay

Vùng trà Tân Cương

Tân Cương là vùng trà nổi tiếng nhất của tỉnh Thái Nguyên. Vùng trà Tân Cương Thái Nguyên là vùng bán sơn địa, vùng bao gồm có 3 xã: Xã Tân Cương, Xã Phúc Trìu, Xã Phúc Xuân. Vùng trà Tân Cương Thái Nguyên luôn cho ra những sản phẩm trà chất lượng hàng đầu với vị chát êm, hậu ngọt sâu, nước xanh vàng đẹp mắt, ngoại hình trà thường mảnh và nhỏ hơn so với các vùng trà khác.

Sản phẩm Trà Đinh Tâm Xuân với 100gr nguyên liệu búp trà non được hái tại vùng trà Tân Cương, Thái Nguyên

Vùng trà Phú Lương

Huyện Phú Lương có thương hiệu chè nổi tiếng là chè Khe Cốc, nơi đây có diện tích trồng tuy nhỏ nhưng những năm gần đây đang được trồng với nhiều loại giống mới, phương pháp trồng và chăm sóc cũng được cải tiến đáng kể. 

Vùng trà Đại Từ

Qua nhiều năm hình thành và phát triển vùng chè này, thì Đại Từ cũng đã đưa ra thị trường một số sản phẩm chè ngon, đặc sản như: trà xanh, trà nõn, trà ô long,...Với các quy trình trồng và sản xuất đang dần được cải tiến, hứa hẹn sẽ là vùng chè mạnh của tỉnh Thái Nguyên trong những năm tới. 

Vùng trà Trại Cài

Vùng chè Trại Cài có khoảng 600ha trồng chè bao gồm 2 xã là Minh Lập và xã Hòa Bình, diện tích trồng ở xa Minh Lập lớn hơn khoảng 400ha. Các đồi chè ở đây đều được chăm sóc cẩn thận, phát triển đồng đều. Khu vực chế biến chè tại các gia đình được xây dựng tách riêng, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn trong sản xuất. Các sản phẩm chè tại đây cùng được sản xuất theo quy chuẩn VietGap.

3.2. Phân loại trà Tân Cương Thái Nguyên của công ty trà Lộc Tân Cương

Trà Đinh Ngọc Tân Cương Thái Nguyên

Trà Đinh Ngọc Tân Cương Thái Nguyên hiện nay là trà cao cấp nhất và được chọn lọc lý càng nhất trong cách hái: Trà chỉ đươc hái mầm trà non mới nhú ra của búp chè, những mầm chè này hàm chứa lượng dĩnh dưỡng cao nhất, hương thơm đậm nhất và độ ngọt của trà cũng tốt nhất. Nên đây được mệnh danh là loại trà Tân Cương Thái Nguyên cao quý nhất.

Sau khi sản xuất hoàn thiện, trà có ngoại hình nhỏ xíu li ti như những cái đinh nhỏ, khi pha ra thì trà rất thơm, mùi thơm ngọt cốm non. Đặc trưng của trà Đinh Tân Cương Thái Nguyên là nước trà khi pha xanh và sánh trong đẹp, tiền vị chát của trà nhẹ dễ chịu, hậu vị ngọt sâu, lưu lại trong khoang miệng và cổ họng rất lâu, cảm giác đê mê khó tả.

Xem thêm: Sản phẩm trà đinh Tân Cương Thái Nguyên

Những mầm non của búp chè đ hái làm Trà Đinh Ngọc Thái Nguyên

Trà Đinh Ngọc Tân Cương Thái Nguyên của Lộc Tân Cương

Trà Đinh Tâm Xuân Tân Cương Thái Nguyên

Trà Đinh Tâm Xuân được xếp vào dòng trà đinh cao cấp loại 2 sau trà Đinh Ngọc. Trà được hái 1 mầm trà non và thỉnh thoảng có lẫn lá kẹ bên dưới để sản xuất trà. Với quy cách hái như thế này trà sẽ đạt hương thơm tốt, vị trà có tiền chát nhẹ và hậu ngọt rất tốt (Trà Đinh Tâm xuân sẽ chát nhỉnh hơn so với Trà Đinh Ngọc hái 1 mầm). Đây vẫn được xem là dòng trà quý và cao cấp.

Hái búp trà để sản xuất trà Đinh Tâm Xuân Thái Nguyên

Thành phẩm Trà Đinh Tâm Xuân của Lộc Tân Cương

Trà Nõn Tôm Tân Cương Thái Nguyên

Trà Nõn Tôm Tân Cương Thái Nguyên được xếp vào dòng Trà Thái Nguyên cao cấp, để sản xuất loại trà này tiêu chuẩn hái sẽ là hái 1 đọt non và 1 lá liền kề bên dưới để xản xuất trà. Trà Nõn Tôm đạt hương thơm cốm đặc trưng, vị chát êm và hậu ngọt sâu, Loại Trà Nõn Tôm sẽ có vị chát nhiều hơn so với Trà Đinh Tâm Xuân bên trên và phù hợp cho người uống trà thích phải có vị nhấn chát nhẹ.

Xem thêm: Sản phẩm trà Nõn Tôm Tân Cương Thái Nguyên

Quy cách hái búp chè để sản xuất Trà Nõn Tôm Thái Nguyên

Trà Nõn Tôm Lộc Tân Cương được rất nhiều khách hàng yêu thích bởi đầy đủ vị trà truyền thống

Trà Móc Câu Đặc Biệt Tân Cương Thái Nguyên

Trà Móc Câu Đặc Biệt được hái tiêu chuẩn 1 tôm 2 lá non liền kề nhằm đảm bảo được hương thơm cốm đặc trưng, vhị chát đượm êm, hậu ngọt sâu, phù hợp đại đa số người sành trà mà có gu trà có vị đượm nhưng không được quá chát. Trà Móc Câu Đặc Biệt Tân Cương Thái Nguyên là 1 trong những sản phẩm được rất nhiều quý khách hàng yêu thích hiện nay.

Trà Móc Câu Đặc Biệt Tân Cương Thái Nguyên của Lộc Tân Cương được hái 1 tôm 2 lá non liền kề

Sản phẩm Trà Móc Câu Đặc Biệt Lộc Tân Cương

Trà Móc Câu Hảo Hạng Tân Cương Thái Nguyên

Trà Móc Câu Hảo Hạng được hái 1 tôm 2 lá, thỉnh thoảng có lẫn lá thứ 3 để sản xuất trà, loại trà này trong quá trình hái không được kỹ lưỡng như trà Móc Câu Đặc Biệt nên có giá thành mềm hơn. Trà Móc Câu Hảo Hạng có hương thơm cốm non vừa phải, vị trà chát nhiều hơn và hậu ngọt có nhưng thiếu vị béo và bùi của trà. Đây được xếp vào dòng Trà Khá tại Lộc Tân Cương.

Xem thêm: Sản phẩm trà Móc Câu Tân Cương Thái Nguyên

Trà Búp Lộc Xuân được làm từ 100% búp chè tươi Tân Cương Thái Nguyên

Nguyên liêu Búp chè tươi để sản xuất Trà Móc câu Hảo Hạng

Sản phẩm Trà Móc Câu Hảo Hạng Lộc Tân Cương

Trà Búp Tân Cương Thái Nguyên

Trà Búp Thái Nguyên là loại trà được hái thoải mái tay nhất và vườn trà cũng không phải quá kỹ về việc tuyển vườn, loại trà này được hái 1 tôm 3 lá phía dưới, nhưng trong quá trình sản xuất vẫn phải chú ý từng chút một để đạt được chất lượng tốt nhất. Trà Búp thường có vị chát đậm nhiều nhất so với các loại trà bên trên, hương thơm cốm nhẹ, thoang thoảng, vị hậu ngọt vừa phải. Trà Búp Tân Cương Thái Nguyên được xếp vào dòng trà phổ thông, dễ tiếp cận với nhiều người và phù hợp với người thích uống trà cớ nhiều vị chát đậm.

Xem thêm: Sản phẩm trà Búp Tân Cương Thái Nguyên

Hái búp trà để sản xuất Trà Búp Tân Cương Thái Nguyên

Trà Búp có nhiều vị chát hơn so với tất cả các loại trà bên trên

4. Trà Thái Nguyên ngon nhất ở đâu?

Có rất nhiều nơi trên đất nước Việt Nam trồng trà, đặc biệt là tỉnh Thái Nguyên, mỗi nơi sẽ cho ra hương vị trà khác nhau tùy theo chất đất và khí hậu từng vùng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nhận định, trà Thái Nguyên ngon nhất phải kể đến đó chính là trà Tân Cương Thái Nguyên, tức là trà được trồng tại xã Tân Cương, thuộc tỉnh Thái Nguyên.

Sở dĩ vùng Tân Cương tạo ra lá chè ngon một phần là bởi khí hậu ưu ái. Nơi đây thuộc vùng tiểu khí hậu phía Đông dãy Tam Đảo, ở độ cao cách mực nước biển khoảng 1000m, quanh năm mát mẻ, bức xạ nhiệt thấp. Giống chè xưa được trồng ở Tân Cương lần đầu được mang về Thái Nguyên khoảng năm 1920 - 1922. Chè ở Tân Cương Thái Nguyên có được vị chát êm dịu chứ không chát gắt như vùng khác, hậu ngọt sâu, có vị béo và ngậy của trà, đặc biệt hương thơm hơn cốm non nổi bật đặc trưng tốt bất kỳ loại chè ở vùng khác, bởi vậy trà nơi đây thường có giá thành đắt đỏ hơn giá thành trà vùng khác mà vẫn thuộc địa phận tỉnh Thái Nguyên.

Chè thu hái vùng Tân Cương tỉnh Thái Nguyên

5. Lịch sử vùng trà Thái Nguyên

"Thoang thoảng hương cốm bay

Búp xanh non như ngọc

Chè Thái nguyên ngọt giọng

Ấm lòng khách tri âm"

Nếu được một lần đặt chân lên miền núi phía Bắc, thì bạn không nên bỏ lỡ một chuyến tham quan vùng trà Thái Nguyên, vùng đất trải dài với những nương trồng chè bao la, bát ngát và xanh mướt. Khi đi qua những cánh đồng bất tận ta bắt gặp những nghệ nhân đang lom khom hái trà, thoang thoảng hương cốm phảng phất hòa quyện trong làng gió dịu mát.

Phong cảnh hữu tình của đồi trà Tân Cương Thái Nguyên

Đồi trà Tân Cương Thái Nguyên

Ở Việt Nam thì không có nhiều tài liệu ghi nhận về sự phát triển của văn hoá trà của nước ta. Nhưng theo Văn Minh Trà Việt viết bởi tác giả Trịnh Quang Dũng, thì không ai khác đó là mẫu nhi thiên hạ – vợ của vua Hùng, người đã dạy cho người dân cách tìm kiếm và thuần hoá những cây trà hoang đem về để trồng. Tuy đây chỉ là truyền thuyết nhưng phần nào cũng góp phần vào nhận định của một số chuyên gia là cây trà vườn xuất hiện đầu tiên ở Phú Thọ và Phú Thọ cũng chính là quê hương của cây trà Thái Nguyên.

Theo tương truyền, người đã có công mang giống trà đầu tiên từ vùng Phú Thọ về Thái Nguyên để trồng là ông Vũ Văn Hiệt (ông Đội Năm) (1883 - 1945). Như được ghi lại ông đã cống hiến nhiều trong thời kì đó cho đất nước nên ông được giao quyền cai quản đất ở vùng Tân Cương (xã Tân Cương, TP Thái Nguyên ngày nay) để ông khai phá. Sau nhiều năm, nghề trồng trà lan rộng và phát triển phồn thịnh, nhanh chóng ở vùng đất này, giúp cho nền kinh tế ngày càng vượt trội. Cho đến ngày nay thì vẫn là một hình thức phát triển kinh tế từ khi cha ông để lại mãi cho đời sau, được người dân đúc kết, học hỏi và luôn đổi mới hàng ngày. 

Ông Đội Năm - Ông tổ trà Thái Nguyên

Vùng trà Thái Nguyên lại có điều kiện tự nhiên và đất trồng trọt rất tốt tạo điều kiện cho cây trà phát triển và làm tiền đề quảng bá sản phẩm không chỉ trong nước mà còn lan rộng ra Thế Giới. Trải qua hàng trăm năm, vị thế của trà Thái Nguyên đã thực sự đạt được lòng tin và có chỗ đứng trong sự lựa chọn của hầu hết người tiêu dùng.

6. Phân tích sự khác nhau giữa các mùa vụ trà Tân Cương Thái Nguyên

So sánh trà Tân Cương Thái Nguyên qua các mùa vụ

Với khí hậu chia mùa rõ rệt đặc trưng của thời tiết Bắc Bộ, có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Trà thơm ngon hay không không chỉ phụ thuộc vào cách chế biến mà vấn đề thời tiết ảnh hưởng cũng bị ảnh hưởng rất nhiều tới hương & vị trà. Bởi vậy, hương vị trà tháng 7 tháng 8 sẽ khác trà tháng 1 tháng 2 hay của tháng 11 tháng 12 là vậy.

- Trà vụ xuân

Đặc điểm của mùa xuân là thời tiết ấm áp, là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, cây phát triển tốt và cây trà cũng vậy. Thời tiết bắt đầu sang xuân những búp trà non cũng dần mọc xanh non đến một khoảng thời gian nhất định người nông dân sẽ thu đợt trà của vụ xuân.

Trà mùa này có hương rất thơm, vị chát rất dịu, hậu ngọt nhiều và rất béo trà hay còn gọi là ngậy ngậy bùi bùi của trà, nước trà xanh nhiều, đây được đánh giá là vụ trà ngon nhất trong năm, phù hợp với người thích uống trà có vị dịu nhẹ, ngọt mà thơm nhiều. (Do trà được ngủ đông một thời gian, mùa xuân có mưa xuân nhẹ nhẹ, không nắng, trời mát mẻ, cây đâm chồi nảy lộc mập mạp)

- Trà vụ hè

Từ xuân chuyển sang hạ thời tiết có sự thay đổi rõ rệt. Vào hạ nhiệt độ của các tỉnh miền bắc khoảng 30 – 38 độ C oi bức, nguồn nước cũng khan hiếm hơn gây nhiều khó khăn trong việc tưới tiêu cho các loại cây trồng và cây trà cũng không nằm ngoại lệ. Điều này cũng ảnh hưởng đến hương vị của trà rất nhiều. Mùa này lá trà nhỏ và cứng hơn. Do nhiệt độ cao và nguồn nước ít nên cây trà chậm phát triển, sản lượng trà ít, và thậm chí do khô hạn cây trà có thể bị chết hạn. 

Trà mùa này có nhiều vị chát hơn so với mùa xuân, trà vẫn rất thơm, hậu ngọt nhưng giảm vị ngậy so với trà xuân, nước trà hơi ngả xanh vàng, phù hợp cho người có gu trà đậm (Vì mùa hè nắng nhiều và không mưa, làm cho trà bị đậm đà hơn), Lộc Tân Cương ít khi làm trà hè.

- Trà vụ thu

Mùa thu là sự chuyển giao của thời tiết từ hạ sang thu, vẫn có ánh nắng chói chang nhưng tiết trời lại mát mẻ dễ chịu hơn mùa hè rất nhiều. Mùa cây cối thay cho mình chiếc áo mới. Với thời tiết ôn hòa của gió heo may và cái nắng vàng dịu dàng, làm đất trời đẹp hơn, con người, cây cối cũng thoái mái hơn.

Cây trà vẫn phát triển đều, người dân vẫn thu hoạch trà đúng theo định kì tiêu chuẩn đã đề ra. Trà mùa này thơm vừa phải, thơm kém hơn trà vụ xuân (nhưng vẫn thơm), vị trà chát nhiều hơn so với vụ xuân, có hậu ngọt đượm nhưng độ ngậy béo của trà ít hơn so với vụ xuân, nhưng cũng được cho vào mùa vụ trà đậm đà, ngon (phù hợp với người có gu trà đậm), ngoại hình trà có sự thay đổi: cánh trà cứng hơn và nhìn to hơn, những loại trà rẻ có nhiều lá vàng hơn.

- Trà vụ đông

Ai cũng biết màu đông của miền Bắc thường rất lạnh, mỗi khi có gió mùa đông bắc tràn về là mọi người đều cảm nhận được cái giá lạnh của mùa đông. Nhiệt độ xuống thấp, sương muối nhiều, mưa phùn làm cho cây cối cũng chậm phát triển hơn. Và thậm chí có nhiều cây trà bị chết nếu gặp phải đợt nhiệt độ xuống quá thấp kéo dài kèm theo sương muối. Chính vì vậy thời gian để thu được một mẻ trà thường lâu hơn so với các mùa khác trong năm, sản lượng cũng giảm. Mùa đông trà thường đậm đà hơn nhưng luôn giữ được hương cũng như vị nguyên thủy của trà bắc “tiền chát hậu ngọt”.

Trà mỗi mùa sẽ có chút hương vị đậm đà khác nhau. Khẩu vị uống trà của mỗi người cũng khác nhau có người thích vị chát đậm của mùa hạ, mùa đông, hoặc ai thích vị nhẹ thì lại thích trà vụ xuân, vụ thu. Với trà mỗi mùa khi thưởng thức sẽ cho bạn cảm nhận riêng nét đặc trưng riêng.

Nhìn chung trà Thái Nguyên của các mùa đều giữ được hương vị tinh túy, đặc trưng vốn có từ xưa đến nay của trà Bắc.

7. Phân biệt trà Thái Nguyên sạch với trà bẩn

Tìm hiểu cách phân biệt trà Thái Nguyên sạch với trà Thái Nguyên bẩn để tránh mua lầm & ảnh hưởng đến sức khỏe

  Trà sạch Trà bẩn
Ngoại hình Đều màu, cánh cong, xanh, có hương chè tự nhiên  Màu không đồng đều, canh trà cứng, không có hương chè hoặc có mùi hắc, mốc
Trà đã pha Màu nước, xanh, trong, ít cặn màu tự nhiên ánh vàng, sờ vào bã chè sẽ không có sạn Màu nước vàng đục, nhiều cặn, bã chè có nhớt và sạn
Bao bì, nhãn mác Đóng vào túi hút chân không, có nhãn hiệu rõ ràng, nguồn gốc xuất xứ, mã số thuế, số điện thoại, địa chỉ,… Có hoặc không đóng vào túi hút chân không, Không ghi rõ địa chỉ, nơi sản xuất, không có mã số thuế, bao bì chỉ có tên sản phẩm
Giá Giá thành phù hợp theo thị trường Giá rất rẻ

Cảm ơn bạn đã xem bài viết. Hy vọng Lộc Tân Cương có thể mang lại nhiều kiến thức hơn cho khách hàng. Mời bạn xem qua những sản phẩm trà Thái Nguyên của chúng tôi ở trên.