1. Trà dây là gì?
Trà dây hay chè dây là loại trà được làm từ loài cây dây leo có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis (một loài thực vật hai lá mầm trong họ Nho). Trà dây còn được gọi với các tên gọi khác như: trà dây leo, bạch liễm, thau rả…
Chè dây thường hay mọc ở vùng thung lũng và trong rừng ở Việt Nam. Đặc biệt tìm thấy nhiều ở các tỉnh như Yên Bái, Hòa Bình, Lào Cai, Quảng Bình, Đà Nẵng hay Quảng Nam,… hầu như là ở những khu vực thường có núi non hiểm trở. Loại cây này ưa sáng và ưa ẩm, người ta thường dùng lá và thân cây để chế biến thành trà uống chữa bệnh, khi pha sẽ có vị thơm nhẹ và hơi chát.
Trà dây nổi tiếng được nhiều người biết đến là nhờ vào khả năng trị các bệnh đường ruột và viêm loét dạ dày hiệu quả. Vì thế, trà dây được xem là cây thuốc thường được dùng để điều trị các bệnh về đường tiêu hoá cực tốt.
2. Những lợi ích của trà dây
Trong dân gian, trà dây được xem như là một loại dược liệu cực tốt để hỗ trợ sức khỏe con người, trong trà dây chứa rất nhiều thành phần các dinh dưỡng, trong đó nổi bật nhất phải kể đến 4 thành phần chính như:
- Flavonoid (là thành phần giúp cơ thể loại bỏ phản ứng viêm và chống lại các chất độc và tác nhân gây căng thẳng hàng ngày)
- Tanin (Theo Bộ Y Tế: tanin sẽ tạo một màng mỏng, làm máu đông lại, ngừng chảy nên ứng dụng làm thuốc đông máu và thuốc săn se da. Tanin còn có tính kháng khuẩn, kháng virus, được dùng trong điều trị các bệnh viêm ruột, tiêu chảy)
- Glucose (tức là đường, được tạo ra từ các thực phẩm mà chúng ta ăn vào hàng ngày để trở thành nguồn năng lượng đi nuôi cơ thể. Nếu thiếu hụt hay dư thừa glucose sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe như: tăng đường huyết, hạ đường huyết, biến chứng lên thận, mắt, tim, mạch máu…)
- Rhamnese (Hoạt chất chống lão hoá, tái tạo và kháng viêm)
Tìm hiểu thêm: Các loại trà đặc sản Tân Cương Thái Nguyên giúp ngăn ngừa ung thư
Những tác dụng của trà dây mang lại cho sức khỏe con người
- Trà dây trị bao tử, viêm loét dạ dày, viêm loét tá tràng hay viêm hang vị dạ dày.
- Trà dây giúp ngừa xơ vữa động mạch
- Trà dây giúp trị viêm khớp, viêm gan, giải độc gan
- Chữa huyết áp cao, duy trì sự ổn định của huyết áp
- Trị mụn nhọt, mẩn ngứa, nổi rôm do nóng trong người, giúp giải nhiệt
- Chữa viêm lợi, đau họng
- Chữa mất ngủ, tác dụng an thần
Tìm hiểu thêm: Công thức làm trà tắc mật ong giúp phòng ngừa chứng tiểu đường, tiêu hóa tốt, thanh nhiệt hiệu quả
Giải thích chức năng của trà dây trị bao tử, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày
Nguyên nhân chủ yếu gây nên các bệnh dạ dày là do vi khuẩn Helicobacter Pylori xâm nhập và gây nên. Theo một số nghiên cứu cho thấy, các hoạt chất Tanin và Flavonoid có trong trà dây sẽ giúp tiêu diệt được hiệu quả loại vi khuẩn này. Từ đó làm giảm thiểu các cơn đau đồng thời cải thiện được chức năng hoạt động của dạ dày.
Những người bệnh mắc chứng viêm loét dạ dày, hoạt chất Tanin còn có thể hỗ trợ làm dịu tổn thương bằng cách tạo nên lớp màng bảo vệ vùng niêm mạc. Bên cạnh đó, tình trạng tăng tiết axit dạ dày cũng được giảm thiểu đáng kể, phòng tránh tình trạng trào ngược giúp người bệnh không còn những triệu chứng ợ chua, ợ hơi khó chịu.
Trà dây giúp ngừa xơ vữa động mạch như thế nào?
Xơ vữa động mạch là bệnh thường gặp ở người già khi xuất hiện các mảng xơ làm hẹp lòng mạch và làm hạn chế lưu lượng máu lưu thông. Khi các mảng xơ vữa này vỡ ra có thể trôi theo dòng máu và làm tổn thương các mô và cơ quan khác trong cơ thể gây nên các bệnh như đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…
Trong trà dây có chứa một thành phần gọi là myricetin – một dạng flavonol tự nhiên có nhiều trong rau củ, trái cây, trà và các loại thảo dược. Myricetin giúp ức chế sự oxy hoá của LDL. Qua đó hạn chế sự hình thành của mảng xơ vữa và góp phần ngừa bệnh xơ vữa động mạch.
LDL (low-density lipoprotein) là một dạng lipoprotein mang cholesterol đi trong máu. Khi LDL bị oxy hoá là một trong những nguyên nhân dẫn đến xơ vữa động mạch. LDL là thành phần có hại vì chúng làm cholesterol xâm nhập thành mạch máu.
3. Những lưu ý khi uống trà dây
Sử dụng với liều lượng thích hợp hoặc theo chỉ định của bác sĩ (nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng)
Người dân luôn quan niệm trà dây là sản phẩm thảo dược đông y, thuốc không có độc tính nên sử dụng không quan tâm đến liều lượng, sử dụng bừa bãi rất nguy hiểm. Đặc biệt đông y còn phải phù hợp với từng người, không thể tùy tiện uống thoải mái vì có thể gây hại cho những cơ địa đặc biệt.
Không mua và sử dụng các sản phẩm trôi nổi như ở các điểm du lịch bán trôi nổi. Bởi khi công dụng được đồn thổi, người dân đổ xô đi thu hái, kể cả người không có kinh nghiệm cũng đi thu hái rất có thể dẫn đến hái nhầm cả các loại lá không phải chè dây. Điều nay dẫn đến nguy cơ tử vong nếu hái nhầm loại cây nguy hại cho sức khỏe con người.
Những tác dụng của trà dây chỉ mang tính chất hỗ trợ và làm giảm, không phải là thuốc chữa bệnh hoàn toàn nên cân nhắc đối với những người có bệnh lý và tham kiến bác sĩ trước khi dùng.
Tìm hiểu thêm: Trà nụ vối thuộc loại trà thảo dược có đặc tính chữa bệnh rất tốt. Hãy tìm hiểu xem uống nụ vối khô có tác dụng gì cho sức khỏe nhé, biết đâu bạn sẽ cần những thông tin này
4. Cách pha trà dây
Bước 1: Cho một nắm tay trà dây vào ấm có dung tích 500ml.
Bước 2: Cho một ít nước sôi vào ngập mặt trà và rót ra liền. Bước này nhằm mục đích dùng nước tráng sạch trà.
Bước 3: Tiếp tục cho nước sôi vào đầy ấm và hãm (ngâm) trà trong 5 phút.
Bước 4: Rót trà ra chén để thưởng thức. Bạn có thể rót thêm nước sôi để hãm trà thêm lần nữa nếu muốn uống tiếp.
5. Mua trà dây ở đâu?
Hiện nay, bạn có thể tìm mua cây chè dây nguyên liệu về để chế biến tại nhà hoặc loại trà dây đã chế biến sẵn. Những thương hiệu trà dây nổi tiếng bạn có thể tham khảo qua như: trà dây lava, trà dây bstar,…
Tuy nhiên khi mua trà bạn cần lưu ý chọn những nơi uy tín, đảm bảo chất lượng, không mua ở những nơi trôi nổi, không có thương hiệu rõ ràng,…nhằm tránh tiền mất tật mang.
Nếu quan ngại trà dây không phù hợp với cơ địa hoặc bạn không nằm trong đối tượng có thể sử dụng trà dây thì có thể tham khảo qua những tác dụng của trà xanh thái nguyên
Mua trà nõn tôm ngon chuẩn gu người sành trà