1. Đặc điểm của cây chè vối, trà lá vối
Cây chè vối hay còn được gọi là cây trâm nắp là loại cây mọc trong tự nhiên, có thân cao từ 5 – 6m. Cây vối thường xuất hiện ở nhiều nơi và nhiều nhất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Ở Việt Nam như Thanh Hóa, Nghệ An, Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ….
Người ta thường dùng lá, cành non và nụ của cây vối để phơi khô hoặc uống tươi giống như nước chè xanh.
Loài cây này ban đầu được biết đến như một loại nước uống giải khát, giải nhiệt hàng ngày, dần già người ta phát hiện trong cây trà vối có chứa các thành phần chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe và có công dụng chữa được nhiều bệnh nên được nhiều người tìm đến.
2. Thành phần hóa học của trà lá vối
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy trà lá vối có chứa hàm lượng các chất lợi như: vitamin, khoáng chất, tannin và một số chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, trong lá vối còn có tinh dầu tự nhiên nên có mùi thơm rất dễ chịu.
Đặc biệt, riêng với nụ vối còn có chứa beta-sitosterol, là một hợp chất có khả năng chuyển hóa cholesterol, làm giảm mỡ máu.
3. Những công dụng của trà lá vối với sức khỏe
3.1. Lá chè vối tươi có tác dụng giúp lợi tiểu, giải khát
Cũng giống nước chè xanh, người ta dùng lá chè vối để hãm lấy nước uống hằng ngày nhằm giải khát, giải nhiệt, đặc biệt vào những ngày nắng nóng. Bên cạnh đó, nước chè vối còn có tác dụng giúp giải độc cơ thể, thanh lọc gan thận, từ đó giúp lợi tiểu.
3.2. Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh gout
Uống nước lá vối khô có tác dụng làm tan đáng kể hàm lượng chất uric có trong cơ thể. Từ đó giúp quá trình điều trị bệnh gout tốt hơn và ngăn nguy cơ hình thành bệnh gout đốt với người bình thường.
3.3. Uống trà lá vối có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa
Khi gặp các tình trạng đầy bụng, khó tiêu, uống nước trà lá vối có thể giúp giảm bớt tình trạng khó chịu, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Bởi trong lá vối tươi có chứ thành phần tannin, có tác dụng kháng khuẩn, loại bỏ vi khuẩn và bảo vệ niêm mạc ruột tránh khỏi những tác nhân gây hại cho đường ruột
3.4. Trà lá vối có tác dụng chữa bệnh gan nhiễm mỡ
Nhờ vào các hoạt chất tanin và vitamin trong nước chè vối nên có khả năng giải độc gan, thanh lọc gan hiệu quả. Nhờ vậy mà giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về gan, đặc biệt là gan nhiễm mỡ.
3.5. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Chè vối có chứa nhiều chất chống oxy hóa, có tác dụng phòng ngừa bệnh tiểu đường. Vì thế, nếu uống nước lá vối thường xuyên giúp ổn định đường huyết, bảo vệ tổn thương tế bào beta tuyến tụy, phòng ngừa đục thủy tinh thể ở người bệnh tiểu đường, giúp tăng hiệu quả điều trị ở bệnh nhân tiểu đường.
3.6. Lá vối khô giúp giảm cân
Thường xuyên uống nước lá vối khô mỗi ngày, kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý và luyện tập thể dục thể thao sẽ giúp giảm cân nhanh chóng. Lá vối có công dụng giúp tiêu hóa thức ăn rất tốt, nhất là thức ăn có nhiều dầu mỡ, chất béo, chính vì vậy mà uống nước lá vối sau khi ăn sẽ giúp bạn nhanh chóng có vóc dáng thon gọn.
3.7. Trà lá vối có tác dụng chữa lỡ ngứa, chốc đầu, sát khuẩn tốt cho da
Dùng lá vối nấu lấy nước để tắm và gội đầu giúp sát khuẩn cực tốt, giúp giảm các tình trạng lỡ, mẩn ngứa, nổi dị ứng, viêm da khó chịu và mau lành vết thương.
3.8. Uống nước lá vối khô điều trị viêm đại tràng
Dùng 200g lá vối tươi, vò nát, ngâm vào 2 lít nước sôi trong 1 giờ và uống thay nước sẽ giúp cho chứng viêm đại tràng được cải thiện rõ rệt.
3.9. Giảm tình trạng bị bỏng rát
Bạn có thể dùng nước chè vối để giảm đi tình trạng bỏng rát trên da. Vỏ cây vối cạo bỏ vỏ thô, rửa sạch, giã nát, hòa với nước sôi để nguội, lọc lấy nước, bôi lên khắp chỗ bỏng. Thuốc sẽ làm giảm tiết dịch, hết phồng, dịu đau, hạn chế sự phát triển của vi trùng.
3.10. Tác dụng của lá trà vối hỗ trợ giảm mỡ máu
Bạn sử dụng 15 đến 20 gam trà vối, sau đó hãm lấy nước và uống ngày 3 lần. Sử dụng loại nước này thường xuyên sẽ giúp cho tình trạng mỡ máu được cải thiện.
Lưu ý: Trà lá vối chỉ là thực phẩm có khả năng hỗ trợ điều trị, không phải là thuốc chữa bệnh. Đối với các bệnh nhân và phụ nữ đang mang thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Tham khảo thêm: Chè dây có tác dụng gì? Chè dây là gì và tác dụng của trà dây đối với dạ dày
4. Những cách pha trà vối
4.1. Cách pha trà lá vối tươi
Dùng 5 – 7 lá tươi sau khi hái đem đi rửa sạch và cho vào hãm với nước sôi khoảng 20 phút và thưởng thức như uống nước chè xanh. Bạn có thể hơ lá vối qua lửa nóng để lá vối héo lại khi pha nước uống không bị ngái.
4.2. Cách pha trà lá vối khô
Tương tự giống như lá tươi, cũng cho nước sôi vào để hãm 15 – 20 phút, uống hàng ngày như uống trà.
4.3. Cách pha nước từ nụ vối
Nụ vối cho vào ấm, sau đó cho nước sôi vào và hãm trong vòng 3 phút là có thể dùng được.
5. Cách bảo quản nước lá vối khi không sử dụng
- Bảo quản nước lá vối trong tủ lạnh, thời gian tối đa từ 2 đến 3 ngày khi không sử dụng.
- Không nên uống nước lá vối để qua đêm ở môi trường bên ngoài, sẽ dễ gây đau bụng.
- Nên để nước lá vối tươi trong bình đậy kín, không nên để nước ở trong chai nhựa trong môi trường bên ngoài.
- Tránh uống nước lá vối quá đặc khi đói bụng bởi sẽ làm mất năng lượng, gây mệt mỏi và choáng váng.
- Không nên uống quá nhiều nước lá vối trong một ngày, mỗi ngày bạn chỉ nên uống khoảng 1 ấm trà là đủ.
6. Sự khác biệt khi sử dụng giữa trà lá vối và nụ vối
Hương vị:
Lá vối khi uống sẽ có vị hơi đắng nhẹ, hương thơm ngai ngái, sau khi uống để lại vị hậu ngọt.
Nụ vối khô hay trà nụ vối sau khi pha có hương thơm mát đặc trưng của nụ vối, vị không chát, không đắng, hương vị thanh mát sảng khoái và hậu ngọt lan tỏa khắp khoang miệng rồi đến cổ họng rất dễ chịu khi thưởng thức.
Giá thành:
Giá trên thị trường của lá vối sẽ thấp hơn so với nụ vối.
Xem thông tin nụ vối có tác dụng gì, giá và mua nụ vối khô
Trên đây là thông tin chi tiết về những tác dụng của trà lá vối để trả lời cho câu hỏi uống lá vối có tác dụng gì, uống nước lá vối chữa bệnh gì? Trên thực tế cả lá vối và nụ vối đều có tác dụng như nhau, nên hãy chọn loại có hương vị phù hợp với khẩu vị của bạn nhé!
Mua trà xanh đặc sản Thái Nguyên tại Lộc Tân Cương
Tìm hiểu về cây chè ngàn năm tuổi có dược tính cực nhiều giúp cải thiện sức khỏe người dùng tại đây: Chè cổ thụ