Đây là những thông tin về tannin trong trà mà Lộc Tân Cương tìm hiểu được, hy vọng bài viết có thể cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn đọc, đặc biệt là những người mê trà & tìm hiểu về trà.
1. Tìm hiểu về tannin
Tannin hay còn gọi là tannoit, đây là một hợp chất polyphenol có trong thực vật có khả năng dễ dàng kết hợp với các phân tử khác như protein, khoáng chất và các hợp chất hữu cơ cao phân tử khác như các amino acid và alkaloit.
Các hợp chất tannin có rất nhiều trong nhiều loài thực vật như trà, cà phê, rượu vang hay sô cô la. Tannin có vai trò bảo vệ khỏi bị các loài ăn chúng (tồn tại trong thực vật như một hợp chất giúp chống lại sâu bệnh) và điều hòa sinh trưởng của thực vật.
2. Tannin trong trà
Polyphenol ở trong trà có vị chát, đó là lý do khi uống trà chúng ta thấy vị chát trên đầu lưỡi. Theo nhiều nghiên cứu thì lượng tannin trong trà càng cao thì chất lượng trà sẽ càng ngon.
Mặc dù trà thường được coi là một nguồn thực vật giàu tannin, nhưng không phải loại trà nào cũng giàu tannin bởi do quá trình chế biến sản xuất, độ tuổi chè, thời kỳ thu hái, giống chè hay điều kiện tác động của khí hậu, thời tiết của mỗi loại trà khác nhau nên ảnh hưởng đến lượng tannin có trong loại trà đó.
Trong các loại trà thì hàm lượng tannin trong hồng trà (trà đen) là cao nhất, thấp nhất là lục trà (trà xanh), bạch trà & trà ô long ở mức trung bình. Thông thường, trà có lượng tannin thấp thì độ ngon được đánh giá cao hơn. Với những loại trà hàm lượng tannin lớn, ngâm càng lâu thì nồng độ của hợp chất này càng cao.
STT | Loại trà | Hàm lượng tannin |
1 | Trà đen | 11% đến 15% (trung bình 13%) |
2 | Trà xanh | 2,3% đến 3,1% (trung bình 2,6%) |
3 | Trà Ô Long | 7,6% đến 8,6% (trung bình 8,6%) |
Lượng tannin phân bố không đồng đều trên cùng một búp trà, tập trung nhiều nhất ở tôm (39.9%), rồi đến lá non (lá một 36.8%; lá hai 36.1%; lá ba 29.25%; cọng già 25%, lá bánh tẻ, lá già…
Tìm hiểu thêm: Tác dụng của trà Thái Nguyên đối với sức khỏe con người
3. Những loại tannin trong trà
Có nhiều loại tannin khác nhau được tìm thấy trong trà. Những nghiên cứu ban đầu cho thấy rằng Tannin trong trà có các đặc tính tương tự như các polyphenol khác, giúp ngăn ngừa bệnh bằng cách cung cấp các lợi ích chống oxy hóa và kháng khuẩn. Dưới đây là một số loại Tannin có tác dụng tích cực lên sức khỏe con người.
3.1. Epigallocatechin gallate
Epigallocatechin gallate (EGCG) là tannin chính được tìm thấy trong trà, đặc biệt là trà xanh. Các nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm cho thấy rằng EGCG có thể đóng vai trò trong việc giảm viêm, bảo vệ chống lại tổn thương tế bào và một số bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tim và ung thư.
3.2. Ellagitannin
Một loại Tannin phổ biến khác được tìm thấy trong trà được gọi là Ellagitannin. Nghiên cứu cho thấy ellagitannin có khả năng thúc đẩy sự tăng trưởng và hoạt động của các lợi khuẩn đường ruột. Ellagitannin cũng được biết đến bởi tác dụng tiềm năng trong điều trị và phòng ngừa ung thư.
3.3. Theaflavins và thearubigins
Có rất ít thông tin về theaflavins và thearubigin được biết đến. Tuy nhiên, nghiên cứu ban đầu chỉ ra rằng chúng hoạt động như chất chống oxy hóa mạnh và có thể bảo vệ chống lại các tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra.
Tìm hiểu thêm: Trà bancha chữa bệnh viêm loét dạ dày
4. Tác dụng của tannin trong trà đến sức khỏe con người
4.1. Tannin giúp chống oxy hóa
Theo nghiên cứu của viện Linus Pauling và cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu (European Food Safety Authority) hàm lượng flavonoids thấp trong thực phẩm sẽ không (hoặc ít) có tác động đến chống oxy hóa. Tuy nhiên với hàm lượng tập trung như trong rượu vang, chè đen đặc… thì có tác dụng nhất định đối với việc ngăn ngừa quá trình oxy hóa.
4.2. Tannin cân bằng lượng đường trong máu
Trong các nghiên cứu trên động vật, tannin đã được chứng minh là giúp giảm lượng đường trong máu đồng thời làm tăng lượng insulin. Theo một đánh giá năm 2018 được xuất bản trên Phytomedicine, tannin cụ thể là axit gallic, axit ellagic, catechin, epicatechin và procyanidins cũng có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh tiểu đường và các biến chứng liên quan, như tổn thương thần kinh, tổn thương thận và các vấn đề về tim và mắt.
4.3. Tannin ngăn ngừa ung thư
Trong trà xanh chứa một thành phần với tên gọi polyphenol E có khả năng hạn chế sự phát triển khối u ung thư ở đường ruột. Một số polyphenol, đặc biệt là từ flavan-3-ol (dạng catechin) có tác dụng ngăn ngừa ảnh hưởng của ung thư cũng như tác nhân gây đột biến. Một số polyphenol sẽ thể hiện các tính chất của một số loại thuốc chống ung thư như etoposide và doxorubicin.
4.4. Tannin bảo vệ não bộ
Tannin đã được chứng minh là làm chậm sự tiến triển của các rối loạn thoái hóa thần kinh như bệnh Parkinson và bệnh Alzheimer. Một lý do lớn là chúng làm giảm viêm và chống lại stress oxy hóa, hai yếu tố gây ra các rối loạn não này, nhưng chúng cũng giúp giảm các tổn thương não, theo một báo cáo tháng 6 năm 2019 trên Molecules.
4.5. Tannin tốt cho tim mạch
Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng polyphenol có thể giúp cho tim mạch được khỏe mạnh. Polyphenol thúc đẩy chuyển hóa cholesterol xấu từ đó ngăn ngừa cục máu đông, mảng xơ vữa giảm nguy cơ đột quỵ tim mạch hoặc tai biến mạch máu não.
4.6. Tannin khử các gốc sinh học tự do
Các gốc tự do được sinh ra và tích luỹ trong cơ thể, là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật và làm tăng tốc độ quá trình lão hoá cơ thể con người. Hợp chất Polyphenols trong Tannin có tác dụng khử các gốc tự do ở mức độ cao.
Bên cạnh những công dụng tốt mà tannin mang lại cho sức khỏe tuy nhiên vẫn có một số hạn chế đáng lưu ý là tannin gây giảm hấp thụ sắt & gây buồn nôn. Do đó, với những người thiếu máu, hàm lượng sắt thấp nên hạn chế kết hợp trà và một số loại thực phẩm giàu sắt, cũng như là không nên uống trà khi bụng đói để tránh gây ra cảm giác buồn nôn.
Trên là những thông tin về tannin trong trà mà Lộc Tân Cương tìm hiểu được, hy vọng bài viết có thể cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn đọc, đặc biệt là những người mê trà & tìm hiểu về trà.
Tìm hiểu thêm:Trà phổ nhĩ quýt có tác dụng gì cho sức khỏe mà nhiều người thưởng trà lại yêu thích đến thế