Bà bầu uống trà ô long được không? Vì ngày càng nhiều bà mẹ đang lo lắng khi mang thai, họ có thể được tự do uống các loại trà ngon yêu thích như trà ô long không? Uống trà như thế nào trong thời gian mang thai an toàn? Cùng Lộc Tân Cương tìm hiểu nhé!
1. Lợi ích của việc uống trà khi mang thai
Nếu như so sánh việc uống trà với cà phê thì: “Uống trà thảo dược trong quá trình mang thai chắc chắn là một lựa chọn khôn ngoan khi so sánh với thức uống khác có chứa caffeine”. Vậy uống trà ô long có tác dụng gì với bà bầu?
Trong đồ uống chứa cafein có tác dụng lợi tiểu, làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng và làm cạn kiệt các tuyến thượng thận. Trong khi đó, các loại trà thảo dược như trà ô long cung cấp chất dinh dưỡng dễ hấp thu và nuôi cơ thể khi mang thai.
Nó cũng được đóng gói thêm cùng với chất chống oxy hóa và vitamin C giúp giảm sự lo lắng của bạn và mức độ căng thẳng. Các loại trà thảo dược cũng có thể làm giảm triệu chứng ốm nghén.
Tìm hiểu các sản phẩm Trà Olong
Trong thành phần lá trà xanh (hoặc trà ô long) có chứa nhiều chất rất có lợi cho cơ thể con người, như chất phenol có tác dụng giải độc, làm chậm quá trình lão hóa; chất Flourid có chức năng bảo vệ răng.
Đặc biệt trong lá trà ô long còn có hàm lượng kẽm rất cao, đây là chất rất quan trọng đối với sức khỏe bà bầu trong giai đoạn mang thai.
2. Bà bầu uống trà ô long vừa đủ sẽ rất có lợi
Vậy có thai uống trà được không? Uống như thế nào mới là hợp lý?
Hàm lượng cafein mà thai phụ được khuyến cáo sử dụng hằng ngày đó là ít hơn 200mg, đồng nghĩa với khoảng từ 2 – 3 tách trà 250ml mỗi ngày. Tuy nhiên, để an toàn hơn trong giai đoạn bầu bí, các bà bầu nên tránh uống trà, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.
Sau 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, thỉnh thoảng bà bầu vẫn có thể sử dụng một lượng nhỏ trà ô long. Tuy nhiên, bà bầu chỉ nên thưởng thức 1 cốc trà mỗi ngày nếu bạn muốn.
Ngược lại, nếu uống trà trong toàn bộ thai kỳ của mình sẽ khiến cơ thể nhận được một số lượng lớn cafein trong khi mang thai. Điều này có thể gây ra hiện tượng sinh con nhẹ cân.
Ngoài ra, bà bầu không nên uống trà ô long trong những thời điểm sau:
- Không uống trà quá nóng
- Không uống vào lúc đói
- Không uống ngay sau bữa ăn
- Không uống vào buổi tối trước khi đi ngủ
- Không uống nước trà để qua đêm
- Không dùng nước trà để uống thuốc
Trà oolong bao nhiêu calo | Uống trà ô long giảm cân không?
3. Việc uống trà ô long nhiều trong suốt thai kỳ sẽ ảnh hưởng thế nào?
Như đã nói ở những phần trên việc sử dụng trà ô Long một cách hợp lý và có tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa đang khám cho mẹ bầu sẽ là điều rất tốt. Tuy nhiên điều gì sẽ xảy ra nếu một lượng lớn trà ô long được tiêu thụ liên tục trong suốt thai kì, nghiên cứu sau đây tại nhật bản sẽ giúp bạn có một góc nhìn về việc này:
Mối liên quan giữa nồng độ folate huyết thanh và việc tiêu thụ trà khi mang thai
Nghiên cứu được đề cập đã phát hiện rằng việc tiêu thụ trà xanh và trà oolong có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mức độ folate trong cơ thể phụ nữ mang thai. Mức tiêu thụ trà xanh hoặc trà oolong cao được cho là có liên quan đến nồng độ folate thấp trong cơ thể phụ nữ mang thai.
Folate, còn được gọi là axit folic, là một loại vitamin B quan trọng cho sự phát triển và hoạt động của cơ thể. Nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra DNA mới, sản xuất các tế bào máu và hỗ trợ chức năng thần kinh. Đối với phụ nữ mang thai, folate càng quan trọng hơn. Việc tiêu thụ đủ lượng folate trong thai kỳ có thể giúp giảm nguy cơ các vấn đề sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Folate đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển của hệ thần kinh thai nhi và giúp ngăn ngừa các vấn đề khuyết tật ống thần kinh.
Nghiên cứu này đã tiến hành trên 254 phụ nữ mang thai khỏe mạnh tại Nhật Bản. Mức độ folate trong huyết thanh và thông tin về lượng chất dinh dưỡng đã được thu thập. Kết quả cho thấy mức tiêu thụ trà xanh hoặc trà oolong cao đã liên quan đến mức độ folate thấp trong cơ thể phụ nữ mang thai, sau khi điều chỉnh cho các biến rối loạn khác.
Xem thêm: