Say nước trà có những biểu hiện khá giống với cảm cúm, trúng gió thông thường, tuy nhiên cơ chế phát sinh cũng như cách để xử lý sẽ có sự khác biệt, vì vậy chúng ta cần phân biệt nó một cách rõ ràng để có hướng giải quyết hợp lý nhất. Bài viết này của Lộc Tân Cương sẽ chia sẽ với các bạn một số kinh nghiệm để nhận biết và xử lý say trà.

1. Tại sao chúng ta lại bị say trà?

Say trà có nguyên nhân khá tương tự như say cà phê khi mà cơ thể chúng ta có phản ứng lại với các chất “kích thích” chứa trong các sản phẩm này. Nói là chất kích thích nhưng thật ra thì nó cũng không quá nghiêm trọng như thuốc lá hay cần sa, trong cà phê có caffeine kích thích thần kinh giúp chúng ta trở nên sảng khoái và tỉnh táo, tuy nhiên nếu người không quen sử dụng chất này thì cơ thể sẽ có những phản ứng khá tiêu cực như nôn nao, bồn chồn và chóng mặt.

Các chất kích thích có trong trà là nguyên nhân chính dẫn đến say trà

Các chất kích thích có trong trà là nguyên nhân chính dẫn đến say trà

Trong trà thì ngoài caffeine có chứa tới 2 loại chất kích thích khác khiến cơ thể bạn phản ứng lại đó là catechin, theanine. Chỉ cần cơ thể bạn không thích ứng được với 1 trong 3 loại chất kể trên thì chắc chắn bạn sẽ bị say. Về cơ bản thì những hợp chất này không hề xấu và có nhiều người còn nghiện chúng, tuy nhiên đối với người ít sử dụng trà hoặc sử dụng trà không đúng lúc, đúng cách thì mọi chuyện sẽ rất khác.

Khi đó hoặc là cơ thể bạn bị kích thích quá độ hoặc cơ thể bạn chưa quen với các chất này nên sẽ sinh ra các biểu hiện như run rẫy tay chân, bụng xót cồn cào, hoa mắt chóng mặt, với nhiều trường hợp còn có thể bị bất tỉnh. Khác với cảm cúm khi mà các triệu chứng sẽ dần nặng lên theo thời gian và kèm theo ho sốt, sổ mũi thì các triệu chứng của say nước trà sẽ giảm dần theo thời gian và chỉ sau một hai tiếng nghỉ ngơi, đồng thời bổ sung một ít đường từ bánh hoặc kẹo thì người bị say nước trà sẽ bình phục.

2. Say trà Có Nguy Hiểm Không?

Thực tế say trà sẽ khiến bạn trải qua một cơn trung gió nhẹ trong thời gian ngắn vì vậy sẽ không ảnh hưởng gì quá lớn, chỉ cần nghỉ ngơi một chút thì mọi chuyện sẽ ổn. Tuy nhiên đối với những người bị huyết áp thấp hoặc thường xuyên bị hạ đường huyết thì cơn say nước trà sẽ nhân đôi cảm giác khó chịu khi các triệu chứng bệnh lý diễn ra.

uong tra giup giam stress

Uống trà vẫn rất tốt và say trà cũng không ảnh hương gì quá xấu trực tiếp đến sức khỏe

Một vấn đề khác cũng cần được nhắc tới đó là nếu cơn say không diễn ra lúc bạn đang ở yên một chỗ mà nó lại đến lúc bạn đang lái xe, bạn đang ở công trường hoặc đang ở gần các nguồn nguy hiểm khác thì thực sự rất đáng sợ. Lúc này khả năng xử lý tình huống của bạn sẽ kém đi, nghiêm trọng hơn nếu lúc này cơn say nước trà đánh ngất bạn thì thực sự không thể tưởng tượng được chuyện gì sẽ xảy ra.

3. Cách xử lý khi bị say trà

Lúc này điều cần nhất của bạn đó là nghỉ ngơi và không nên làm việc gì nặng, hãy để cơ thể bạn có thời gian thích nghi và trung hòa các chất kích thích có trong trà.

Cách xử lý đơn giản và hiệu quả nhất khi bị say trà đó là hãy nghỉ ngơi

Cách xử lý đơn giản và hiệu quả nhất khi bị say trà đó là hãy nghỉ ngơi

Hãy thử áp dụng một trong những cách như sau để giảm tình trạng say trà hơn nhé:

  • Uống nhiều nước để cơ thể thanh lọc, có thể pha nước chanh với gừng vào đường để uống
  • Nếu có dấu hiệu hạ đường huyết thì hãy ăn chút bánh kẹo, mứt.
  • Xoa ấm lòng bàn tay bàn chân.
  • Ấn nhẹ vào các huyệt Ấn đường, Thái Dương, Bách Hội, Phong trì

4. Làm gì để tránh bị say nước trà

Cách đơn giản nhất và hiệu quả nhất đó là đừng uống trà, với một số người quá mẫn cảm với các thành phần kích thích có trong trà thì đây là cách tốt nhất. Tuy nhiên đây cũng là cách cực đoan nhất vì khi chúng ta không kiểm soát được cái gì thì chúng ta sẽ từ bỏ nó, vì vậy sau đây Lộc Tân Cương sẽ gợi ý cho bạn một số cách khác cũng hiệu quả không kém.

Chén trà không có tội tình gì vì vậy hãy chống say trà bằng cách tích cực nhất

Chén trà không có tội tình gì vì vậy hãy chống say nước trà bằng cách tích cực nhất

  • Lựa chọn loại trà nhẹ đô hơn. Trong bảng xếp hạng về độ nặng đô thì trà xanh là loại trà nặng nhất và cũng phổ biến nhất ở Việt Nam, nếu bạn là người mẫn cảm với caffeine, catechin hay theanine thì hãy lựa chọn những loại trà khác có hàm lượng các chất này thấp hơn như trà Ô long hoặc hồng trà hay trà đen.
  • Đừng uống trà khi bụng đói. Hãy uống trà khi chung ta đã ăn no hoặc cảm thấy không đói bụng. uống trà kèm với một chút đồ ăn nhẹ như bánh mứt cũng là một lựa chọn rất hợp lý.
  • Uống trà đậm thì phê nhưng cũng dễ phế. Một số người có sở thích uống trà rất đậm, tuy nhiên vì họ đã quen với hàm lượng chất kích thích này rồi nên có lẽ sẽ không sao, nhưng nếu là người bình thường thì bạn hãy bắt đầu với một chén trà vừa phải.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *